Nội dung liên quan Thị trấn Di Lăng, Huyện Sơn Hà, Tỉnh Quảng Ngãi, Tin Trong Nước
Báo Tuổi Trẻ Online,
Chi 14 tỉ đồng bạt núi chống sạt lở cho 5 hộ dân: Sao không di dời?
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
16:45:49 02/10/2024
theo đường link
https://tuoitre.vn/chi-14-ti-dong-bat-nui-chong-sat-lo-cho-5-ho-dan-sao-khong-di-doi-20241002115149542.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Một nửa ngọn núi Van Cà Vãi được bạt trơ đất để chống sạt lở. Chủ đầu tư nói gì khi chi 14 tỉ đồng chống sạt lở cho 5 hộ dân? Núi Van Cà Vãi được bạt một nửa để chống sạt lở - Ảnh: TRẦN MAI Ngày 2-10, đơn vị thi công đã hoàn tất việc bạt nửa núi Van Cà Vãi (thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi) để chống sạt lở , hiện đang rọ đá ở chân núi. Bạt nửa ngọn núi để chống sạt lở Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online , núi Van Cà Vãi sau khi bị đào đất, tạo 9 mái cơ từ đỉnh xuống chân núi, việc thi công đang được tăng tốc. Các rãnh thu nước và bậc thang bê tông chảy nước từ đỉnh xuống chân núi đang dần hình thành. Đứng từ xa nhìn, nửa ngọn núi như bức tường đất dựng đứng. Sau trận mưa lớn chiều 1-10, chủ đầu tư phải cử người đến hiện trường giám sát, trao đổi với nhà thầu về việc đảm bảo an toàn trong lúc thi công. Chi 14 tỉ đồng bạt nửa ngọn núi để chống sạt lở Khảo sát cho thấy chiều cao (tính theo phương dựng đứng) từ chân núi lên tới đỉnh khoảng 54m. Người dân qua lại tuyến đường ĐH77 cảm thấy "ớn lạnh" với vách đứng này. Chưa kể ngọn núi giờ đây như quả đầu bị cạo trọc một nửa. Thời điểm phóng viên ghi nhận, đơn vị thi công đang đổ bê tông ở các mái cơ và bậc thang chuyển nước từ đỉnh xuống chân núi. Phía chân núi "bức tường" rọ đá rộng 8m, cao 8m đang hình thành. "Sau khi rọ đá cao 8m, rộng 8m, dài 160m xong, chúng tôi sẽ tiếp tục kè đá hộc dưới chân rọ đá này, tăng khả năng chống sạt lở", đại diện đơn vị thi công nói. 5 hộ dân với những căn nhà cấp 4 dưới chân núi và đường ĐH77 là mục tiêu chống sạt lở của công trình khẩn cấp này - Ảnh: TRẦN MAI Một nửa núi Van Cà Vãi được cạo trắng, nhìn giống như đầu tóc bị cạo một nửa - Ảnh: TRẦN MAI 9 mái cơ giật cấp từ đỉnh núi xuống chân núi - Ảnh: TRẦN MAI "Đã thuê chuyên gia tính toán" Theo chủ đầu tư, sạt lở tại núi Van Cà Vãi phát hiện lần đầu vào năm 2013. Đến năm 2021, sạt lở "trở nặng", huyện bố trí 3 tỉ đồng chống sạt lở. Cuối năm 2023, sạt lở tại Van Cà Vãi lại tái diễn, chủ tịch UBND huyện có quyết định đầu tư dự án khẩn cấp chống sạt lở núi Van Cà Vãi, tổng vốn 14 tỉ đồng từ nguồn vốn của trung ương hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở năm 2023 trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu của công trình khẩn cấp này là bảo vệ 5 hộ dân với 24 nhân khẩu sống dưới chân núi và đường ĐH77. Với tính cấp bách, dự án khởi công ngày 15-7 và phải hoàn thành trước ngày 31-10 tới. Nhà thầu thi công là liên danh Công ty TNHH Thương mại xây dựng Minh Quân - Công ty TNHH Thành Nghĩa. Lý giải cho việc bảo vệ 5 hộ dân mà tiêu tốn 14 tỉ đồng, và việc bạt núi chống sạt lở theo nhiều người là quá rủi ro, ông Nguyễn Xuân Hoàng - giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện Sơn Hà (chủ đầu tư) - khẳng định đã thuê chuyên gia tính toán và đây là phương án tối ưu. "Rất nhiều cuộc họp với phương án di dời 5 hộ dân đã được đưa ra. Người dân lúc đầu đồng ý, nhưng sau đó vì nơi tái định cư chỉ có 100m đất ở nên họ không chịu", ông Hoàng nói. Sau nhiều lần lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi, Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)... kiểm tra hiện trường, việc khẩn trương chống sạt lở phải được thực hiện. Theo nhiều người, việc di dời 5 hộ dân rời khỏi khu vực sạt lở là phương án an toàn hơn - Ảnh: TRẦN MAI Chủ đầu tư cho biết đã "nhờ" một chuyên gia (giảng viên Trường đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng) đi kiểm tra hiện trường, xem thiết kế, địa hình, địa chất… Qua đó đánh giá sạt lở ở núi Van Cà Vãi là sạt đỉnh, nền địa chất yếu, đất cứng không đồng nhất, cần gia cố mạnh để chống sạt lở. Phương án kỹ thuật là bóc hết lớp đất đá yếu (khoảng 35.000m ), giật cơ tạo mái hạ độ cao, sử dụng vật liệu chống thấm, kết hợp gia cường bê tông bề mặt, tạo rãnh thu và thoát nước từ đỉnh xuống, dưới chân núi được rọ đá, gia cố thêm đá hộc. "Đây là phương án tối ưu, đảm bảo an toàn và ngăn chặn đất đá tràn xuống nhà dân và đường ĐH77 nếu xảy ra sạt lở", ông Hoàng nói. Đến nay, còn 1 tháng nữa là hạn cuối hoàn thành dự án khẩn cấp này, nhưng tiến độ mới đạt khoảng 25%, chủ đầu tư nói do mưa núi liên tục vào buổi chiều, việc thi công "lệ thuộc vào trời". Những rãnh như thế này là bậc thang thu nước từ đỉnh xuống chân núi. Dù chủ đầu tư nói đây là phương án tối ưu, nhưng nhìn vách đất dựng đứng không khỏi "ớn lạnh", nhất là mùa mưa sắp đến - Ảnh: TRẦN MAI Dù chủ đầu tư đánh giá việc bạt núi chống sạt lở là phương án tối ưu, nhưng ông Trần Phước Hiền, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, "không an tâm" và đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, báo cáo những vấn đề liên quan đến dự án khẩn cấp này.