Nội dung liên quan Phường Lương Sơn, Thành phố Sông Công, Tỉnh Thái Nguyên, Tin Trong Nước
Báo Dân Việt | Đọc Tin Tức Online Nhanh Mới Nhất 24h,
Chi hàng chục tỷ trồng lan công nghệ cao, một người Thái Nguyên tham vọng xuất khẩu ra nước ngoài
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
00:16:37 07/10/2024
theo đường link
https://danviet.vn/chi-hang-chuc-ty-trong-lan-cong-nghe-cao-mot-nguoi-thai-nguyen-tham-vong-xuat-khau-ra-nuoc-ngoai-20241004225635282.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Hà Thanh - Kiều Hải Sở hữu trong tay vườn lan hồ điệp 3.000m2 với vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng, anh Đinh Xuân Lợi (phường Lương Sơn, TP.Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) đang nuôi ý tưởng sẽ xuất khẩu hoa lan sang thị trường quốc tế. Bình luận Bỏ nghề xây dựng về trồng lan Gần 20 năm hoạt động trong ngành xây dựng, vốn có sở thích yêu cây cối, lại được sự tư vấn, định hướng của nhiều bạn bè trong Đà Lạt về việc phát triển mô hình lan Hồ Điệp. Tuy nhiên, để trồng được lan hồ Điệp ngoài miền Bắc hết sức khó khăn. Chính vì vậy, anh Lợi đã hỏi ý kiến của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực trồng trọt tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và mọi người đều cho rằng không nên làm bởi vì nếu làm sẽ thất bại. Anh Đinh Xuân Lợi (phường Lương Sơn, TP.Sông Công bắt tay vào trồng lan Hồ Điệp từ năm 2023. Ảnh: Kiều Hải Không từ bỏ ý định, anh Lợi đã về Viện Nông nghiệp Việt Nam tham khảo ý kiến của một số chuyên gia và nhận được sự ủng hộ. Nhân cơ hội đó, tháng 5/2023, anh Lợi bắt tay vào đầu tư mô hình trồng lan Hồ Điệp công nghệ cao tại phường Lương Sơn (TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên). Đến tháng 7/2023 anh chính thức nhập giống về trồng. Ban đầu anh nhập 1 vạn cây giống, nhưng do việc tiêu thụ quá nhiều điện khiến hệ thống điện không thể đáp ứng được nên anh Lợi đã chuyển một nửa số cây sang Mộc Châu để trồng kết hợp với vườn lan của một số người bạn bên đó. Được sự hướng dẫn về kỹ thuật của Viện Nông nghiệp, vụ hoa năm 2023 của gia đình anh đã thành công và được thị trường đón nhận tích cực. Nuôi tham vọng xuất khẩu hoa lan sang nước ngoài Từ những hiệu quả bước đầu đó, đầu năm 2024, vợ chồng anh Lợi đã tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô 2.000m2 trồng lan công nghệ cao tại phường Thắng Lợi (TP Sông Công) với chi phí khoảng 20 tỷ đồng gồm cả tiền mua đất, xây dựng nhà kính và mua cây giống. Vườn lan hồ điệp công nghệ cao rộng 2.000m2 được anh Lợi đầu tư mở rộng từ đầu năm 2024. Ảnh: Kiều Hải. Anh Lợi chia sẻ: Lan Hồ Điệp có ưu điểm là hoa đẹp, giá thành ổn định. Tuy nhiên, dòng lan này lại rất khó làm giống và không thể tái sử dụng được. Đến nay, tại Việt Nam việc làm giống để phục vụ cho thị trường nội địa mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nên vẫn phải nhập giống từ nước ngoài về. "Với những tập đoàn lớn họ chủ yếu xuất khẩu sang nước ngoài vì giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều so với tiêu thụ trong nước, chính vì vậy, anh Lợi cũng mong muốn sẽ có ngày hoa lan của tôi sẽ được xuất khẩu đi thị trường quốc tế", anh Lợi cho hay. Năm 2023, anh Lợi xuất bán khoảng 15.000 cành lan Hồ Điệp, trong đó thị trường phân phối chủ yếu tại một số tỉnh, thành như Bắc Ninh, Quảng Trị, Hải Phòng, Hà Nội, Cao Bằng, Bắc Kạn… Năm 2024, anh Lợi mua thêm 45.000 cành lan Hồ Điệp. Ảnh: Kiều Hải Năm nay, anh Lợi tăng số lượng lan trong vườn lên 45.000 cành, gấp 3 lần so với năm trước. "Cùng với đó, vừa rồi tôi có nhập thêm 70.000 cây loại 1.7 để nuôi phục vụ cho Tết sang năm xuất bán". Nếu tính tổng số lượng lan ở cả hai vườn, gia đình anh Lợi đang có khoảng 130.000 cây. Quan điểm của anh Lợi là làm đến đâu, chắc đến đó, không đi nhanh nhưng bền vững lâu dài, làm bài bản, không manh mún, tập trung vào hệ thống cơ sở hạ tầng và chất lượng sản phẩm... Anh Lợi tìm mọi giải pháp để hạ giá thành sản phẩm hoa lan hồ điệp bằng việc chú trọng vào quá trình chăm sóc, nghiên cứu tiết kiệm công đoạn sản xuất, chăm sóc tỉ mẩn, chu đáo và cẩn trọng để hạn chế tối đa việc rủi ro chết cây. \Với diện tích đất còn lại khoảng 4.000m2, trong thời gian tới, anh Lợi dự định sẽ tiếp tục mở rộng quy mô trồng lan để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Khác với nhiều nông dân lựa chọn làm nông nghiệp đơn thuần, anh Lợi lại lựa chọn hướng đi và cách làm riêng, với suy nghĩ phải làm cái gì chưa ai làm để không bị cạnh tranh. Lan Hồ Điệp có ưu điểm hoa đẹp, giá thành ổn định. Ảnh: Kiều Hải Theo anh Lợi, mặc dù đầu tư trồng lan chi phí cao nhưng thời gian khấu hao không quá lâu nên việc duy trì mô hình này hết sức khả thi. Hiện nay, ngoài bán sản phẩm qua các kênh truyền thống, nhiều khách hàng còn đến vườn chụp ảnh và đăng bài trên các trang mạng xã hội cũng là một cách quảng bá sản phẩm hiệu quả cho gia đình anh. Giống lan có giá trị kinh tế cao được anh Lợi làm thử nghiệm. Ảnh: Kiều Hải Hiện, anh Lợi đang là Tổ trưởng tổ hợp tác sản xuất hoa Kim Tiền Thảo với 6 thành viên đều là anh em trong gia đình. Cây lan hồ điệp có bộ rễ khoẻ khắn, đạt tiêu chuẩn. Ẩnh: Kiều Hải Anh Lợi cho biết, vòng sinh trưởng của cây lan (với những cây đạt từ 9 – 15 bông) thường kéo dài khoảng 24 - 25 tháng, từ khi làm mô, ra chai rồi nuôi cấy đến khi đạt size 1.7 (khoảng 5 tháng tuổi) và đến lúc ra hoa.