Báo Dân tộc và Phát triển – Cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc,

Chia sẻ kinh nghiệm quản lý rừng cộng đồng tại Tây Nguyên

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 14:32:36 25/09/2024 theo đường link https://baodantoc.vn/chia-se-kinh-nghiem-quan-ly-rung-cong-dong-tai-tay-nguyen-1727172535957.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Ngọc Thu
Ngày 24/9, tại Tp. Pleiku, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp với Viện Sinh thái học miền Nam tổ chức hội thảo với chủ đề “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý rừng cộng đồng tại Tây Nguyên”.
Quang cảnh hội thảo
Tham gia Hội thảo có đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các chủ rừng cộng đồng tại các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đăk Nông, Lâm Đồng; đại diện lãnh đạo UBND các xã có rừng cộng đồng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Hội thảo nhằm chia sẻ những kết quả đạt được, đồng thời thảo luận, phân tích những rào cản dẫn đến hạn chế, qua đó, đề ra những giải pháp thiết thực và kiến nghị với các cơ quan chức năng để có biện pháp tháo gỡ nhằm thúc đẩy công tác giao rừng cho cộng đồng phát triển.
Tây Nguyên là vùng có diện tích rừng lớn. Tuy nhiên, việc giao rừng cho cộng đồng dân cư quản lý trong thực tế vẫn còn những vướng mắc, trở ngại.
Gia Lai là địa phương có diện tích rừng hiện đang lớn nhất khu vực Tây Nguyên, đứng thứ 4 so với cả nước, với nguồn tài nguyên đa dạng sinh học phong phú. Hiện nay, tỉnh đã giao cho các nhóm cộng đồng quản lý bảo vệ hơn 638.000 ha rừng. Thông qua việc giao, khoán rừng cho cộng đồng đã giúp cho công tác quản lý bảo vệ rừng của địa phương đạt hiệu quả; góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân.
Tổ cộng đồng làng Ia Ke, xã Ia Phang (huyện Chư Pưh) tuần tra, bảo vệ rừng
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập trong công tác giao khoán rừng cho cộng đồng như: Về vị trí pháp lý, quyền lợi, quyền sở hữu cho chủ rừng cộng đồng; một số cộng đồng chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm quản lý diện tích rừng được giao; hầu hết cộng đồng chưa tiếp cận công nghệ trong quản lý diện tích rừng được giao khoán; một số địa phương, đơn vị chủ rừng chưa làm tốt công tác hướng dẫn các hộ nhận khoán trong việc lập kế hoạch, tổ chức triển khai để bảo vệ tốt diện tích rừng được giao khoán bảo vệ…
Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về tình hình giao, tổ chức và quản lý rừng cộng đồng tại các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng; công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng trên địa một số xã.
Hội thảo cũng đã tập trung bàn thảo nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế và vướng mắc trong công tác tổ chức, quản lý rừng cộng đồng. Từ đó, kiến nghị những biện pháp khắc phục, đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ mới hiện nay cho phát triển rừng bền vững ở các tỉnh Tây Nguyên.
Sao chép thành công