Nội dung liên quan Xã Tân Tiến, Huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội, Tin Trong Nước
Báo Dân Việt | Đọc Tin Tức Online Nhanh Mới Nhất 24h,
Chiếc thuyền nan 45 tuổi và "người lái đò" bền bỉ tại rốn lũ Chương Mỹ
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
11:54:42 17/09/2024
theo đường link
https://danviet.vn/chiec-thuyen-nan-45-tuoi-va-nguoi-lai-do-ben-bi-tai-ron-lu-chuong-my-20240916135153094.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Thư Bích Ngọc Gần 45 năm trôi qua, chiếc thuyền nan đan bằng tre vẫn cùng ông Thủ bền bỉ, chở biết bao thế hệ người dân tại xóm Nằng (Chương Mỹ, Hà Nội) vượt lũ. Bình luận 45 năm chèo đò nơi rốn lũ. Media: Phạm Thứ Chiếc thuyền nan có tuổi đời 45 năm Đã gần 1 tuần trôi qua, rốn lũ Chương Mỹ vẫn chìm trong biển nước. Đây đã lần thứ hai trong vòng hơn 1 tháng, người dân tại đây phải chịu cảnh ngập lụt. Mỗi dịp như vậy, phương tiện chính di chuyển của người dân lại là những chiếc thuyền. Xóm Nằng (thôn Tiến Tiên, xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ) là một trong những vùng ngập sâu nhất của rốn lũ thuộc ngoại thành Hà Nội. Hình ảnh người dân bơi ra bơi vào trên những chiếc thuyền đã quá quen thuộc. Nhìn những chiếc thuyền thúng bằng nan tre, những chiếc xuồng nhựa neo đậu kín ở hai bên cổng làng, ngỡ như đây là một bến thuyền. Ông Nguyễn Đình Thủ đưa đón người dân đi lại trong vùng nước ngập lụt. Ảnh: Phạm Thứ. Đi lại trong xóm Nằng những ngày ngập lụt, PV Dân Việt được nghe kể về một con thuyền hết sức đặc biệt gần 45 năm tuổi của ông Nguyễn Đình Thủ (63 tuổi, người dân tại xóm Nằng). Con thuyền bền bỉ qua bao mùa ngập lụt và trên con thuyền đó, ông Thủ đã chở biết bao thế hệ người làng vượt lũ để kiếm kế sinh nhai hoặc tìm con chữ. Chiếc thuyền nan trông không quá cũ kỹ. Hai thanh tre dùng làm cạp thuyền còn rất chắc chắn, nan tre vẫn đan vào nhau rất chặt, chẳng có dấu hiệu gì cho thấy bị hỏng hóc hay mục nát, mối mọt. Vậy mà, hỏi chuyện chúng tôi mới biết, con thuyền đã được đan từ tận năm 1980. Năm ấy, người dân tại đây được báo trước về một trận lũ. Nhà có sẵn mấy bụi tre, bố ông Thủ chặt lấy mấy cây, thuê người đan thành chiếc thuyền. “Mất 3 ngày thì xong. Vừa mới hoàn thiện chiếc thuyền buổi chiều thì tối mưa to, đến trưa hôm sau nước bắt đầu dâng lên tận vào sân nhà. Thế là tiện dùng luôn. Khi ấy còn chưa có mái chèo, chúng tôi phải chèo bằng 2 cái đòn gánh, vẫn chở được những 8 người”, ông Thủ cười bảo. Dù đã gần 45 tuổi, con thuyền của ông Thủ còn rất chắc chắn, những nan tre vẫn còn đan rất chặt, chưa bị hỏng hóc quá nhiều. Ảnh: Phạm Thứ Gần 45 năm trôi qua, trải qua khoảng 10 trận lũ lớn, ông Thủ thuở ấy còn thanh niên giờ đã có cháu. Con thuyền truyền từ đời cha ông tới ông, con ông và cháu ông, tổng cộng là 4 đời người. Ông đùa rằng: “Nhiều người trong làng phải gọi con thuyền nan này là “anh thuyền”, “chú thuyền”, chứ gọi là “con thuyền” hay “cái thuyền” thì không tôn trọng nó lắm (cười)”. Thế nhưng con thuyền ấy vẫn hoạt động bền bỉ, đáy thuyền chỉ có 3 vết thủng, 1 vết thủng lớn đã được ông vá lại, 2 vết nhỏ còn lại không đáng kể. Ông Thủ cho biết: “Những vết thủng này là do chủ quan trong quá trình cho người khác mượn, họ kéo lê thuyền mài xuống mặt đường. Dần dần, thuyền bị mòn và tạo thành những vết thủng”. Những năm gần đây, mỗi khi lũ về, ông Thủ mặc cho con thuyền một lớp áo mới bằng một miếng bạt lớn phủ kín đáy thuyền. Ông còn chế thêm 2 thanh tre ở ngang mặt thuyền, vừa để cố định thuyền cho chắc, vừa để làm ghế ngồi. Vậy nhưng, có mùa lũ như năm 2018, ông Thủ phải thay tới 2 lần bạt bởi việc kéo lê thuyền quá nhiều khiến chiếc bạt bị rách. Ông Thủ bảo, của bền hay không tại người gìn giữ. Hết mùa lũ, ông lại tháo bạt, phơi nắng 2-3 ngày rồi cho lên gác bếp. Ở nhiều vùng nông thôn, nhiều gia đình vẫn đun bếp rơm, củi. Người ta thường để các vật dụng bằng tre, nứa lên gác bếp khi không sử dụng để vật dụng được bền hơn và tăng tuổi thọ, do trong khói của bếp diệt trùng, chống mối mọt và tạo ra một lớp màng bảo vệ vật dụng. “Người lái đò xóm Nằng” Gần 45 năm, gần như chẳng có ai trong xóm Nằng chưa từng ngồi thuyền của ông Thủ. Nhiều gia đình cũng đã sắm cho mình những chiếc thuyền riêng, nhưng thuyền của ông Thủ chẳng bao giờ "ế khách". Không chỉ bởi chuyến đò ấy luôn có mệnh giá “0 đồng” mà còn bởi sự yên tâm mà người lái đò mang lại. Ông Thủ luôn tâm niệm, việc chở bà con trong xóm đi lại là việc nên làm: "Chỉ những lúc vất cả thế này mới cần đến nhau chứ ngày thường mỗi người một công việc, ai cần ai giúp đỡ làm gì". Ông Thủ cho biết, gia đình ông buôn bán nên cứ 3h30 mỗi sáng, ông Thủ đã thức dậy để cùng vợ lên chợ. Nhiều công nhân tại xóm Nằng thức dậy vào lúc 3h30 sáng để đi cùng thuyền do ông Thủ chở, bởi không phải ai chèo thuyền cũng quen. Có những người ngượng tay, hoặc chèo không đều, chiếc thuyền chẳng tiến về phía trước mà còn xoay tròn, lắc lư rất dễ chìm. Trong mùa lũ, chiếc thuyền của ông Thủ còn là điểm trung chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm tin cậy cho rất nhiều bà con. Từ mì tôm cứu trợ, cọng hành củ dưa, tới cả xe máy, xe đạp…, chiếc thuyền của ông Thủ gần như chẳng thứ gì mà chưa từng chở. Cứ ai nhờ ông đều chở tất. Những chuyến đò nhân văn nhất của ông Thủ, có lẽ phải là những chuyến đò chở các em học sinh tới lớp. Gia đình nào bị cô lập, ông Thủ đều đưa đón tận nơi, từ nhà tới “bến thuyền cổng làng”. Có những năm học sinh đông, ông Thủ phải chở tới 2-3 chuyến mới hết. Nhưng chưa bao giờ người lái đò ấy “vi phạm đạo đức nghề nghiệp”, “nhồi nhét hành khách”. “Đông đến mấy, đứa nhỏ hay đứa lớn, tôi chỉ chở đúng 8 người trong một chuyến. Chở học sinh thì luôn phải có cái lốp xe làm phao để đề phòng bất trắc. Có những đứa tôi chở bây giờ lớn đã có con rồi, có đứa thậm chí có cả cháu. Mới đây, một bà được tôi chở đi học ngày xưa, hôm trước bế cháu ngồi trên thuyền của tôi. Thành ra là gia đình 3 thế hệ đều ngồi trên thuyền của tôi cả (cười)”, ông Thủ chia sẻ. Ông Thủ chưa từng nhận bất cứ một đồng tiền nào của người dân trong xóm, mặc dù nhiều người ngỏ ý muốn trả công cho ông. Ảnh: Phạm Thứ Gần 45 năm lái đò, ông Thủ chưa từng nhận của ai đồng tiền nào. “Thuyền to thế này chỉ chở mỗi nhà mình thì nói gì nữa. Tôi nghĩ, những lúc khó khăn thế này mới là lúc thể hiện tình làng nghĩa xóm. Có người bảo gửi tôi đồng uống nước, nhưng tôi nhất quyết không nhận”, ông nói thêm. Bà Nguyễn Thị Hải (60 tuổi, vợ ông Thủ) bộc bạch: “Những ngày đầu mùa lũ, người ông Thủ lúc nào cũng trọng trạng thái mệt mỏi, uể oải, 2 vai đau nhức, 2 tay phồng rộp, thậm chí mắt sưng đỏ do hơi nước ngập bốc lên vì chèo thuyền cả ngày đưa bà con đi lại". Nhưng ông Thủ chưa từng cảm thấy chán nản hay không muốn chở người làng vì mệt. Với ông Thủ, giúp được bà con lúc khó khăn mới là điều quý giá. Bà Hải chưa từng có một lời trách ông Thủ “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Ông Nguyễn Trọng Huy, Trưởng thôn Tiến Tiên cho biết: “Ông Thủ là công dân ưu tú, có đóng góp to lớn cho sự phát triển của địa phương. Đặc biệt, mùa mưa lũ, nếu không có ông Thủ, có thể nhiều người sẽ thất nghiệp, nhiều trẻ em thất học. Ông Thủ cũng là người có đóng góp tích cực cho hoạt động đoàn thể cửa địa phương, tham các hoạt động văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ…”. Đợt ngập lụt hồi cuối tháng 7, gia đình vợ chồng ông Thủ đã bị mất 3 ao cá, tổng thiệt hại khoảng 100 triệu đồng. Tới đợt ngập lụt lần này, còn mấy đàn gà vịt, ông Thủ chia sẻ: "Cũng mất nốt chả còn gì!".