Nội dung liên quan Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Tin Trong Nước
Báo Tuổi Trẻ Online,
Chính phủ lấy ý kiến các bộ ngành về dự án ngăn triều 10.000 tỉ
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
09:05:04 03/10/2024
theo đường link
https://tuoitre.vn/chinh-phu-lay-y-kien-cac-bo-nganh-ve-du-an-ngan-trieu-10-000-ti-20241002200832705.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Sau khi lãnh đạo TP.HCM trình Thủ tướng Chính phủ phương án tháo gỡ vướng mắc đối với dự án ngăn triều 10.000 tỉ đồng, Văn phòng Chính phủ đã có công văn hỏa tốc lấy ý kiến các bộ ngành. Dự án cống ngăn triều 10.000 tỉ đồng sẽ giải quyết việc ngập ở nhiều khu vực tại TP.HCM, trong đó có đường Trần Xuân Soạn (quận 7) - Ảnh: LÊ PHAN Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về đề nghị của TP.HCM đối với vướng mắc, khó khăn của dự án ngăn triều 10.000 tỉ đồng. Cơ quan này đã có công văn gửi Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Theo đó, Văn phòng Chính phủ nhận được báo cáo của UBND TP.HCM về phương án tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1). Để có đủ cơ sở tổng hợp, báo cáo trước ngày 5-10, theo chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Văn phòng Chính phủ kính đề nghị các bộ, cơ quan khẩn trương có ý kiến cụ thể bằng văn bản đối với nội dung báo cáo, giải pháp tháo gỡ và cơ sở pháp lý, thẩm quyền giải quyết đối với những vấn đề vướng mắc được nêu trong văn bản kiến nghị của TP.HCM. Vào cuối tháng 9, Chủ tịch UBND TP.HCM đã trình Thủ tướng Chính phủ phương án tháo gỡ vướng mắc đối với dự án ngăn triều 10.000 tỉ đồng. Hiện nay, có ba khó khăn chính mà dự án vướng phải gồm: Không có vốn để hoàn thành công trình. Chưa xác định rõ thẩm quyền và trình tự thực hiện đối với dự án đang trong quá trình triển khai có sự thay đổi. Các nội dung thay đổi dẫn đến dự án thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia và cuối cùng là chưa có cơ sở thanh toán hợp đồng BT. Nguyên nhân là dự án thuộc trường hợp chuyển tiếp theo quy định tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; nghị quyết số 98 năm 2023 của Quốc hội và nghị định số 35 năm 2021 của Chính phủ. Các vướng mắc này TP.HCM đã có tờ trình Thủ tướng và đề xuất các phương án tháo gỡ. Theo đó, TP đề xuất thực hiện điều chỉnh điều khoản về thanh toán trong hợp đồng song song với việc điều chỉnh tổng thể dự án. Cụ thể làm đồng thời thủ tục điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, để làm cơ sở ký kết phụ lục hợp đồng BT thay đổi phương án thanh toán. Sau khi điều chỉnh phụ lục hợp đồng BT, thì dự án cơ bản khắc phục các thiếu sót nghị quyết số 40 năm 2021 của Chính phủ. Đây chính là cơ sở để TP có thể bắt đầu thực hiện việc thanh toán bằng quỹ đất là các khu đất đã xác định trong hợp đồng BT theo quy định hiện hành. Có như vậy mới giải quyết được nguồn vốn cho nhà đầu tư thực hiện hoàn thành công trình, và giảm bớt chi phí phát sinh lãi vay trong thời gian chờ hoàn tất thủ tục điều chỉnh dự án. Quy mô dự án ngăn triều 10.000 tỉ đồng Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - giai đoạn 1 gồm 7 hạng mục, với 6 cống ngăn triều và 7,8km đê kè ven sông Sài Gòn.