Nội dung liên quan Đức, Tin Quốc Tế
Báo Tin Tức,
Chính sách tiền tệ thắt chặt của ECB kìm hãm kinh tế Eurozone
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
15:39:44 01/10/2024
theo đường link
https://baotintuc.vn/the-gioi/chinh-sach-tien-te-that-chat-cua-ecb-kim-ham-kinh-te-eurozone-20241001101441708.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde ngày 30/9 nhận định chính sách tiền tệ thắt chặt của ECB đã góp phần kìm hãm nền kinh tế của Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone), vốn đã trì trệ kể từ cuối năm 2022. Trụ sở Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ở Frankfurt am Main, miền Tây Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Bà Christine Lagarde đưa ra nhận định trên trong bài phát biểu tại phiên điều trần ngày 30/9 của Ủy ban về Các vấn đề Kinh tế và Tiền tệ thuộc Nghị viện châu Âu. Bên cạnh chính sách tiền tệ thắt chặt mà ECB đã áp dụng để đối phó với tình trạng lạm phát dai dẳng, thì cú sốc về giá năng lượng và bất ổn địa chính trị gia tăng cũng được cho là nguyên nhân khiến sự phục hồi kinh tế của Eurozone diễn ra chậm chạp. Bình luận về đà tăng trưởng kinh tế từ đầu năm 2024, bà Lagarde chỉ ra rằng đà tăng trưởng này chủ yếu được thúc đẩy bởi xuất khẩu và chi tiêu của chính phủ. Ngược lại, nhu cầu nội địa yếu, đầu tư kinh doanh và nhà ở giảm sút, cùng một số yếu tố khác, là những “cơn gió ngược” cản trở sự phục hồi. Bà Lagarde nhấn mạnh ECB cam kết đưa lạm phát dài hạn về mức mục tiêu 2% một cách kịp thời, và phát đi tín hiệu rằng nhiệm vụ kiềm chế lạm phát vẫn chưa kết thúc. Nhìn lại hành trình chống lạm phát, bà Lagarde nhắc lại rằng lạm phát đã đạt đỉnh 10,6% vào tháng 10/2022, giảm xuống 5,2% vào tháng 9/2023 và xuống 2,2% vào tháng Tám năm nay. Theo dự đoán của bà Lagarde, lạm phát sẽ tiếp tục giảm trong tháng Chín trước khi tăng trở lại trong năm nay. Trong bối cảnh lạm phát ở Eurozone đang giảm xuống, ECB đã bắt đầu giảm dần chính sách tiền tệ thắt chặt của mình vào tháng Sáu. Ngân hàng này đã cắt giảm lãi suất hai lần 0,25 điểm phần trăm kể từ tháng Sáu, đồng thời khẳng định lộ trình lãi suất trong tương lai sẽ phụ thuộc vào số liệu kinh tế. Trong bản cập nhật dự báo mới nhất được công bố trong tháng này, ECB dự báo nền kinh tế khu vực Eurozone sẽ tăng trưởng 0,8% trong năm nay. Các nhà phân tích cho rằng, niềm tin gia tăng về triển vọng lạm phát, như được thể trong nhận định của Chủ tịch ECB, đã mở đường cho việc cắt giảm lãi suất hơn nữa, có thể sớm nhất là vào tháng 10/2024. Kết quả khảo sát được công bố ngày 23/9 cho thấy hoạt động kinh doanh ở Eurozone đã bất ngờ giảm mạnh trong tháng 9/2024, khi ngành dịch vụ chững lại, trong khi lĩnh vực chế tạo đi xuống. Chỉ số các nhà quản lý mua hàng (PMI) tổng hợp sơ bộ của HCOB, do S&P Global thu thập, đã giảm từ mức 51,0 của tháng Tám xuống 48,9 trong tháng Chín, thấp hơn mức dự đoán 50,5 được đưa ra trước đó trong cuộc khảo sát của hãng tin Reuters. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng Hai chỉ số này xuống dưới mức 50 – mức phân biệt giữa tăng trưởng và suy giảm. Trong đó, chỉ số PMI trong lĩnh vực dịch vụ giảm từ 52,9 xuống 50,5, thấp hơn tất cả các dự đoán trong cuộc thăm dò của hãng tin (Reuters). Còn chỉ số PMI trong lĩnh vực chế tạo, vốn ở dưới mức 50 suốt hơn hai năm nay, đã giảm từ 45,8 xuống 44,8, thấp hơn mức dự đoán 45,6. Sự sụt giảm này diễn ra sâu rộng tại Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, trong khi Pháp - nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone – đã đảo chiều đi xuống sau khi được thúc đẩy trong tháng Tám nhờ Thế vận hội (Olympic) Paris 2024. Ông Bert Colijn, chuyên gia của ngân hàng ING, nhận định số liệu trên làm gia tăng những lo ngại về tăng trưởng kinh tế của Eurozone khi nỗi lo về lạm phát đã dịu xuống. Số liệu trên đã khiến lợi suất trái phiếu chính phủ của Eurozone giảm mạnh, trong đó dẫn đầu là trái phiếu của Đức. Nền kinh tế Đức đã giảm 0,1% trong quý II và kết quả khảo sát trên cho thấy đà giảm này đã nối dài sang quý III/2024. Theo định nghĩa thông thường, một nền kinh tế được cho là suy thoái khi có hai quý tăng trưởng âm liên tiếp. Chuyên gia Andrew Kenningham của tổ chức nghiên cứu kinh tế Capital Economics, cho biết một diễn biến tích cực là áp lực giá đang giảm xuống. Theo ông, điều này sẽ trấn an ECB và có thể làm tăng khả năng ngân hàng này tiếp tục cắt giảm lãi suất vào tháng 10/2024. Theo số liệu điều chỉnh của Cơ quan thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat), nền kinh tế Eurozone trong quý II/2024 tăng trưởng thấp hơn ước tính trước đó. Trong quý II/2024, Eurozone đã ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế 0,2% so với quý trước đó, thấp hơn mức ước tính 0,3% được đưa ra hồi tháng Bảy. Eurostat cũng đã điều chỉnh số liệu tăng trưởng kinh tế của EU, theo đó khối này đã tăng trưởng 0,2% trong quý vừa qua, thấp hơn một chút so với mức ước tính trước đó là 0,3%. Các số liệu điều chỉnh nói trên có thể sẽ làm gia tăng những lo ngại về Eurozone, đặc biệt là đối với Đức, khi sự suy yếu của nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang đè nặng lên tình hình chung của khu vực. Nhà kinh tế tại HCOB, Norman Liebke, lưu ý rằng sự thúc đẩy liên quan đến Olympic Paris 2024 dường như chỉ là tạm thời, bằng chứng là điều kiện việc làm ngày càng tồi tệ, kỳ vọng sản lượng yếu hơn và lượng công việc tồn đọng giảm dần. Ông de la Rubia cho rằng động lực đến từ Olympic Paris 2024 ở Pháp có thể không được duy trì lâu dài và những khó khăn trong lĩnh vực sản xuất có thể sớm ảnh hưởng đến các dịch vụ. Thống đốc Ngân hàng trung ương Phần Lan, Olli Rehn, nhận định lạm phát trên đà đạt mức mục tiêu trung hạn 2% của ECB vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm nay, nhưng những tiến bộ đáng kể đã đạt được kể từ khi lạm phát chạm mức đỉnh 10,6% vào tháng 10 năm ngoái. Khánh Ly (TTXVN)