Nội dung liên quan Xã Kỳ Tây, Huyện Kỳ Anh, Tỉnh Hà Tĩnh, Tin Trong Nước
Báo Lao Động Online,
Chồng chéo rừng phòng hộ, dân gặp khó khi thu hoạch rừng keo
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
07:21:47 19/09/2024
theo đường link
https://laodong.vn/ban-doc/chong-cheo-rung-phong-ho-dan-gap-kho-khi-thu-hoach-rung-keo-1395813.ldo
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
TRẦN TUẤN Hàng trăm hecta keo của người dân xã Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh ) đang gặp khó trong việc thu hoạch do bị xác định chồng lấn đất rừng phòng hộ. Ông Phúc bên rừng keo của gia đình. Ảnh: Trần Tuấn Phải trả đất sau khi thu hoạch rừng keo Ngày 17.9, rất nhiều người dân thôn Bắc Xuân, xã Kỳ Tây phản ánh, theo chu kỳ, cây keo trồng đủ 5 - 7 năm là thu hoạch bán gỗ nguyên liệu. Những đợt thu hoạch trước, họ tự do khai thác. Thế nhưng, từ năm 2023 đến nay, khi thu hoạch, họ bị Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh yêu cầu ký đơn cam kết sau khi thu hoạch phải trả lại đất cho Ban này để trồng cây bản địa (lim, dổi, de...) với mục đích có tác dụng của phòng hộ, nếu không cam kết, sẽ chưa được phép thu hoạch. “Họ bảo đất của chúng tôi nằm trong đất của rừng phòng hộ nên muốn thu hoạch phải có đơn xin phép, thu hoạch xong phải trả lại đất cho họ nhưng chúng tôi không chấp nhận bởi chúng tôi không lấn chiếm mà từ năm 2002 đã được UBND xã Kỳ Tây giao đất trồng rừng theo diện khuyến khích phủ xanh đất trống, đồi trọc”, ông Võ Văn Phúc (51 tuổi, trú thôn Bắc Xuân) nói. Cũng theo ông Phúc, gia đình ông có 5ha đất rừng trồng keo. Năm 2024 này có 2ha đã đến kỳ thu hoạch nhưng khi tiến hành thu hoạch thì bị BQL rừng phòng hộ nam Hà Tĩnh yêu cầu phải ký cam kết sau khi thu hoạch sẽ giao đất lại cho BQL. Đến nay, gia đình ông Phúc chưa ký đơn cam kết nên chưa thể thu hoạch rừng keo. Trong khi chưa được thu hoạch, ông Phúc và nhiều hộ dân khác đều lo lắng bão vào sẽ làm đổ gãy rừng keo, thiệt hại kinh tế. Đặc biệt, không thu hoạch thì nhiều gia đình lâm cảnh khó khăn vì không có tiền để chi tiêu, trang trải cuộc sống, nuôi con ăn học, đau ốm, bệnh tật không có tiền đi viện. Nhiều người dân thôn Bắc Xuân, xã Kỳ Tây phản ánh, keo đến kỳ thu hoạch nhưng gặp khó vì phải cam kết sau thu hoạch phải trả lại đất cho BQL rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh. Ảnh: Trần Tuấn Tương tự, ông Bùi Ngọc Thái (66 tuổi, trú thôn Bắc Xuân) cho biết, gia đình ông khai hoang được 5,1 ha đất để trồng keo từ trước năm 2000. Đến nay gia đình đã thu hoạch được 4 vụ keo mà không ai ngăn cản gì. Thế nhưng, từ năm 2023, khi ra thu hoạch keo thì bị BQL rừng phòng hộ yêu cầu phải có đơn cam kết sau khi thu hoạch sẽ trả đất cho nhà nước để trồng cây bản địa. Nguyên nhân, phía BQL rừng phòng hộ nam Hà Tĩnh cho rằng đất rừng của ông nằm trong đất của rừng phòng hộ. Nhiều hộ dân khác cùng phản ánh tình trạng tương tự khi họ được UBND xã giao đất canh tác trồng keo hơn 20 năm qua và không lấn chiếm của rừng phòng hộ nhưng không hiểu sao lại bị BQL rừng phòng hộ nam Hà Tĩnh cho rằng họ lấn chiếm đất rừng phòng hộ. Nhiều người dân khẳng định vào năm 2002, họ được UBND xã Kỳ Tây giao đất trồng rừng theo diện khuyến khích phủ xanh đất trống, đồi trọc. Giấy tờ giao đất đó hiện nay nhiều hộ vẫn còn giữ lại. Nhiều năm qua, chính quyền xã Kỳ Tây vẫn thu hoa lợi trên đất, chỉ từ năm 2021 đến nay là không thu nữa. Quản lý theo quy định rừng phòng hộ Ông Nguyễn Ngọc Lâm - Trưởng BQL rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh - cho biết, theo quy định về quản lý rừng phòng hộ tại Thông tư 26 năm 2022, từ năm 2023, Ban đã yêu cầu những hộ dân trồng keo trên đất rừng phòng hộ phải có đơn cam kết sau khi thu hoạch phải trả lại đất cho BQL rừng phòng hộ để trồng cây bản địa. Người dân muốn khai thác keo, sau đó tiếp tục trồng keo nhưng BQL Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh không cho. Họ yêu cầu cam kết sau khai thác phải trả lại đất cho Ban này mới được khai thác. Ảnh: Trần Tuấn Sau đó, người dân sẽ được xem xét, tạo điều kiện cho thuê, khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ, được trồng một ít keo phụ trợ để khai thác, hưởng lợi (khoảng 20% diện tích). Tuy nhiên, hiện nay nhiều người dân chưa cam kết nên khi họ khai thác keo thì BQL rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh chưa cho phép. Cũng theo ông Lâm, BQL rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh đã tiếp quản rừng phòng hộ ở xã Kỳ Tây từ năm 2001, đến năm 2006 thì được cấp đất. Sau khi rà soát, Ban này xác định khoảng 100 hộ dân ở xã Kỳ Tây có 300 ha đất trồng keo thuộc đất rừng phòng hộ do BQL rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh quản lý. Về việc tại sao nhiều năm trước đây, BQL rừng phòng hộ nam Hà Tĩnh không xử lý, làm rõ việc đất rừng của người dân chồng lấn, nằm vào đất rừng phòng hộ, ông Lâm cho rằng trước đây việc quản lý chưa chặt chẽ, gần đây rà soát thì mới phát hiện.