Nội dung liên quan Xã Hòa Bình, Huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội, Tin Trong Nước
Báo điện tử Tiền Phong,
Chủ tịch Hà Nội: Tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa vì hòa bình của Thủ đô
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
22:21:56 06/10/2024
theo đường link
https://tienphong.vn/chu-tich-ha-noi-ton-vinh-nen-van-hien-ban-sac-van-hoa-vi-hoa-binh-cua-thu-do-post1679652.tpo
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
TPO - Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Ngày hội văn hóa vì hòa bình là dịp để tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa vì hòa bình của Thủ đô Hà Nội - vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lắng đọng hào khí Thăng Long, hồn thiêng sông núi, nơi kết tinh và tỏa sáng trí tuệ Việt Nam, tỏa sáng lương tri và phẩm giá con người. Hà Nội trường tồn, vững vàng, khí phách hiên ngang Sáng 6/10, phát biểu khai mạc Ngày hội Văn hóa vì Hòa Bình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) , Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh ngày hội được tổ chức trước Tượng đài vua Lý Thái Tổ - không gian lịch sử văn hóa hồ Gươm, địa danh linh thiêng, trái tim của Thủ đô Hà Nội. Đây là nơi ghi dấu truyền thuyết Vua Lê Thái Tổ sau khi đánh thắng giặc ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc, đã trả gươm thần cho Rùa vàng, như một thông điệp giã từ chiến tranh và khát vọng hòa bình. Nhắc về lịch sử Thăng Long - Hà Nội, ông Thanh nêu cách đây 1014 năm, vào mùa thu năm 1010, tiếp nối sự nghiệp dựng nước của các Vua Hùng, các bậc tiên liệt, Đức Thái Tổ Lý Công Uẩn với tầm nhìn chiến lược, đã quyết định dời Đô từ Hoa Lư về Thăng Long, mở ra thời kỳ phát triển huy hoàng của nước Đại Việt. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội dự chương trình Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình, sáng 6/10. Ảnh: PV. Từ mốc son lịch sử đó đến thời đại Hồ Chí Minh, trải qua hơn một thiên niên kỷ, với bao biến cố thăng trầm, Thăng Long - Hà Nội vẫn trường tồn cùng tuế nguyệt, vững vàng, khí phách hiên ngang, xứng đáng là trái tim của nước Việt Nam độc lập, tự do và hạnh phúc. "Trải qua lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, cùng công cuộc kiến thiết và bảo vệ nền hòa bình, độc lập, tự do của nước nhà, Hà Nội đã được nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế tôn vinh, phong tặng những danh hiệu cao quý như Thủ đô của lương tri, phẩm giá con người, Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo, được Đảng, Nhà nước tặng danh hiệu Thủ đô Anh hùng", ông Thanh nói. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh phát huy truyền thống lịch sử văn hiến và anh hùng với vị trí, vai trò là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế của cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội đã và đang nỗ lực, quyết tâm thực hiện và hoàn thành sứ mệnh của Thủ đô với Tầm vóc mới - Vị thế mới, Xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại, Thành phố kết nối toàn cầu, điểm đến An toàn - Thân thiện - Hấp dẫn với bạn bè quốc tế. Tôn vinh bản sắc văn hóa vì hòa bình của Thủ đô Hà Nội Ông Trần Sỹ Thanh thông tin Ngày hội văn hóa vì Hòa bình nhằm lan tỏa thông điệp về giá trị của văn hóa, hòa bình và sức sáng tạo của con người Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ. "Và đặc biệt hơn nữa, sự kiện này thực sự là ngày hội của người dân Hà Nội vì được thực hiện bởi hàng nghìn quần chúng, nhân dân Thủ đô", ông Thanh nói. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu khai mạc chương trình. Ảnh: PV. Theo ông Thanh, với 3 chủ đề chính: Hà Nội ngày về chiến thắng, Hà Nội - dòng chảy di sản và Hà Nội Thành phố hòa bình - Thành phố sáng tạo. Chương trình sẽ tái hiện lại những mốc son lịch sử của Thủ đô qua các thời kỳ, giới thiệu, trình diễn các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, các lễ hội và các làng nghề tiêu biểu của Thủ đô. "Đặc biệt là màn thực cảnh tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của Thủ đô và đất nước: Ngày 10/10/1954 , khi đoàn quân tiến về tiếp quản Thủ đô trong rợp trời cờ, hoa và niềm hân hoan chiến thắng; Kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến gian khổ, ác liệt với biết bao hy sinh, mất mát và tinh thần anh dũng, bất khuất của nhân dân ta trước một kẻ thù hùng mạnh; Viết lên bản anh hùng ca trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta và dân tộc ta", Chủ tịch thành phố Hà Nội nhấn mạnh. Ông Thanh cũng nêu Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình cũng là dịp để tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa vì hòa bình của Thủ đô Hà Nội, vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lắng đọng hào khí Thăng Long, hồn thiêng sông núi, nơi kết tinh và tỏa sáng trí tuệ Việt Nam, tỏa sáng lương tri và phẩm giá con người. "Kỷ niệm70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, 25 năm ngày thành phố Hà Nội được tặng danh hiệu cũng là dịp để chúng ta tiếp tục khẳng định những phẩm chất cao quý và truyền thống tốt đẹp: Văn hiến, Anh hùng, Hòa bình, Hữu nghị của Thủ đô và dân tộc Việt Nam. Đó cũng chính là lẽ sống, là đạo đức và phong cách ứng xử, là truyền thống văn hóa, là khát vọng hòa bình của người dân Hà Nội, của dân tộc Việt Nam. Đó còn là di sản vô giá các thế hệ cha ông ta để lại. Chúng ta trân trọng, có trách nhiệm gìn giữ, phát huy, lan tỏa và truyền lại cho muôn đời con cháu mai sau", ông Thanh nhấn mạnh. Bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc, Trưởng đại diện các tổ chức của Liên hợp quốc tại Việt Nam phát biểu tại chương trình. Ảnh: PV. Hiện thực hóa tầm nhìn Thủ đô văn hóa và sáng tạo Phát biểu tại sự kiện, bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc, Trưởng đại diện các tổ chức của Liên hợp quốc tại Việt Nam khẳng định, Hà Nội - với hơn 1.000 năm văn hóa và lịch sử, luôn thể hiện tinh thần kiên cường và tái sinh. Sau ngày giải phóng lịch sử, lãnh đạo và người dân Thủ đô đã hồi sinh, xây dựng nên một thành phố tràn đầy sự đổi mới, hòa nhập và thịnh vượng. Danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” do UNESCO trao tặng năm 1999 và việc UNESCO công nhận thành phố là Thành phố sáng tạo vào năm 2019 nhấn mạnh nỗ lực của thành phố trong việc tái tạo chính mình qua từng năm. "Liên hợp quốc luôn duy trì mối quan hệ đối tác lâu dài và hiệu quả với Thủ đô (Hà Nội), và chúng tôi đã đồng hành cùng thành phố trong quá trình chuyển mình ngoạn mục, đặc biệt là kể từ khi Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố sáng tạo đầu tiên tại Việt Nam . Thành phố đã nỗ lực chung tay bảo tồn cả di sản vật thể và phi vật thể, qua đó nêu bật sự giao thoa giữa lịch sử của Hà Nội với những yếu tố hiện đại và đổi mới sáng tạo. Quyết tâm cao của chính quyền thành phố Hà Nội trong việc tăng cường mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa khu vực công - tư để phát triển nền công nghiệp văn hóa sáng tạo lấy giới trẻ làm nòng cốt. Có thể thấy, thành phố Hà Nội đã xác định rõ văn hóa là một động lực phát triển kinh tế - xã hội quan trọng", bà Pauline Tamesis nói. Tái hiện đoàn quân tiến về tiếp quản giải phóng Thủ đô Hà Nội năm 1954. Ảnh: PV. Theo bà Pauline Tamesis, thành phố Hà Nội đã và đang huy động được nguồn lực mạnh mẽ từ thế hệ trẻ tham gia vào quá trình đổi mới sáng tạo, phấn đấu xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố đáng sống hơn cho mọi người dân. Lễ kỷ niệm và Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình diễn ra hôm nay là minh chứng điển hình về sự thành công của Hà Nội trong nỗ lực hiện thực hóa tầm nhìn trở thành Thủ đô văn hóa và sáng tạo của Việt Nam.