Nội dung liên quan Canada, Tin Quốc Tế
Báo Dân Trí,
Chủ xe Hyundai Elantra N bị từ chối bảo hành động cơ vì một lỗi dễ gặp
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
14:17:20 04/10/2024
theo đường link
https://dantri.com.vn/o-to-xe-may/chu-xe-hyundai-elantra-n-bi-tu-choi-bao-hanh-dong-co-vi-mot-loi-de-gap-20241004095824416.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(Dân trí) - Một chủ xe Elantra N ở Canada cho rằng nhà sản xuất nên chịu chi phí sửa chữa động cơ bị hỏng trong thời gian xe còn hạn bảo hành, nhưng Hyundai cho biết họ có dữ liệu chứng minh lỗi thuộc về chủ xe. Christian Matzoros, sống ở Ontario, Canada, là chủ nhân của chiếc Elantra N 2022 đang gây tranh cãi. Hyundai cho rằng anh đã đẩy tốc độ động cơ lên quá cao. Cụ thể, hồi tháng 6, khi Matzoros đang lái xe về nhà, động cơ tăng áp 2.0L của chiếc sedan bị trục trặc. Khi đó, chỉ số công-tơ-mét là khoảng 46.000km, xe vẫn trong thời hạn bảo hành. "Nó bỗng nhiên dừng lại. Tôi đạp ga nhưng xe không di chuyển", anh Matzoros chia sẻ với trang CTV News của Canada. Hóa đơn sửa chữa ước tính là 10.000 CAD (khoảng 7.400 USD) chưa tính thuế. Động cơ 2.0L tăng áp của xe Hyundai Elantra N 2022 có công suất 286 mã lực (Ảnh minh họa: Carbuzz). Trước khi liên hệ với truyền thông, ngày 3/6, anh đã tham gia nhóm chủ sở hữu xe Hyundai N trên Facebook để tìm sự trợ giúp. "Có ai làm việc tại đại lý Hyundai và có thể bảo hành động cơ chiếc Elantra N của tôi không? Họ đang gây khó dễ, tôi là một nhân viên cũ. Ontario, Canada (hãy tìm cách giải quyết)", anh đăng lên diễn đàn. Các thành viên của nhóm đã hỏi thêm thông tin về xe, nhưng anh chỉ nói rằng xe còn nguyên bản và đại lý không muốn thay động cơ mới. Điều này làm anh ngạc nhiên vì chiếc xe vẫn còn trong thời hạn bảo hành khi động cơ hỏng. Hyundai có bằng chứng chống lại chủ xe? Chiếc Elantra N đã nằm ở đại lý suốt 3 tháng trong thời gian Matzoros cố gắng thương lượng với Hyundai để được bảo hành động cơ - việc mà anh tin là quyền lợi chính đáng. Tuy nhiên, thật không may cho anh, Hyundai cho biết họ có bằng chứng cho thấy anh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về thiệt hại. Lời giải thích mà nhà sản xuất ô tô đưa ra để từ chối bảo hành dường như khá thuyết phục. "Sau khi xem xét dữ liệu động cơ của xe, được thu thập thông qua ECU - hệ thống giám sát và ghi lại dữ liệu vận hành động cơ để phục vụ mục đích chẩn đoán, chúng tôi xác định rằng động cơ đã gặp phải các điều kiện vượt quá giới hạn hoạt động thiết kế, dẫn đến sự hỏng hóc nghiêm trọng về cơ khí", người phát ngôn của Hyundai Canada cho biết. Dữ liệu chỉ ra việc động cơ đã bị tăng tốc quá mức, và điều này nằm ngoài phạm vi bảo hành của xe do sử dụng không đúng cách. Người phát ngôn của nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc làm rõ thêm rằng việc bảo hành cho xe Hyundai bao gồm các khuyết điểm về vật liệu và chế tạo trong điều kiện sử dụng thông thường. Thiệt hại do sử dụng sai cách, bao gồm việc vượt quá giới hạn cơ học của xe, không được bảo hành. "Trong trường hợp này, áp lực quá mức do vòng tua động cơ vượt quá giới hạn nhiều lần nằm ngoài phạm vi bảo hành. Chúng tôi đã giải thích đầy đủ cho ông Matzoros về nguyên nhân của vấn đề và lý do cho quyết định này", người phát ngôn của Hyundai Canada cho biết. Lỗi "money shift"? Nếu động cơ bị hỏng vì Matzoros thường xuyên chạm ngưỡng giới hạn vòng tua bằng cách sử dụng chân ga thì câu chuyện sẽ khác. Tuy nhiên, theo cách diễn đạt của Hyundai, "vượt quá ngưỡng khuyến nghị tốc độ động cơ tối đa" dường như không phải là trường hợp này. Dù Hyundai không nêu rõ, nhưng thông thường, bạn không thể đẩy tốc độ động cơ lên quá giới hạn chỉ bằng cách đạp ga. Như vậy, đây có thể là tình huống "money shift", khi tài xế muốn vào số cao hơn, nhưng lại vào nhầm số thấp hơn, khiến vòng tua động cơ bị đẩy lên vượt ngưỡng giới hạn. Việc này thường sẽ dẫn tới việc hỏng động cơ. Matzoros ngay từ đầu đã mua gói bảo hành mở rộng trong 7 năm hoặc 140.000km, và cho biết anh chọn mẫu Elantra N vì nó được thiết kế để vận hành hiệu suất cao. "Đây là mẫu xe đua của họ, được thiết kế để chạy trên đường đua. Nó dùng động cơ tăng áp 2.0L và hộp số sàn 6 cấp. Chiếc xe đã từng chạy trên đường đua, nhưng không phải khi sự cố này xảy ra. Tôi đang lái xe về nhà thì xảy ra sự cố", Matzoros nói. Ai sở hữu dữ liệu ECU? Các nhà sản xuất ô tô khác, như Toyota, cũng từng từ chối bảo hành trong các trường hợp tương tự, cho rằng lỗi là do tài xế. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng nhà sản xuất chỉ có thông tin về việc "quá tốc độ động cơ" vì họ đã lấy được dữ liệu trong ECU. Một số người cho rằng dữ liệu này chỉ nên thuộc quyền sở hữu của chủ xe. "Tôi muốn Hyundai bảo hành động cơ này, đặc biệt là khi tôi đã mua gói bảo hành mở rộng và 10.000 CAD là một số tiền lớn", Matzoros nói. Dù kết quả như thế nào, bài học rút ra cho tất cả chúng ta là: tránh chọn sai số.