Nội dung liên quan Xã Thanh An, Huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị, Tin Trong Nước
Báo Giao Thông - Tin tức 24h qua, Tin nóng mới nhất hôm nay,
Chủ xe máy không mặn mà với bảo hiểm, vì sao?
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
13:16:44 21/09/2024
theo đường link
https://www.baogiaothong.vn/chu-xe-may-khong-man-ma-voi-bao-hiem-vi-sao-192240921065228751.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Mức bồi thường thiệt hại về người đã tăng lên gấp đôi, từ 70 triệu đồng/vụ lên 150 triệu đồng/vụ, song đến nay tỷ lệ chủ xe máy tham gia bảo hiểm vẫn thấp. Nguyên nhân do còn không ít bất cập trong thủ tục bồi thường. Xe không bảo hiểm gây họa, nạn nhân lĩnh hậu quả Tháng 6/2023, chị Hồ Thị Thùy Nhung ở xã Thanh An (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) đang đi xe máy trên đường Hùng Vương (TP Đông Hà, Quảng Trị) bất ngờ bị một nam thanh niên đi xe máy quá tốc độ va chạm. Vụ tai nạn khiến chị Nhung bị thương nặng, đến nay vẫn phải dùng nạng hỗ trợ. Một số vụ TNGT do va chạm giữa các xe máy gây hậu quả rất nghiêm trọng nhưng các chủ xe đều không có bảo hiểm bắt buộc. Xe máy do nam thanh niên điều khiển gây tai nạn không tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, nên chị Nhung không được bảo hiểm bồi thường quyền lợi theo chính sách bảo hiểm. Tuy nhiên, ngày 13/8/2024, chị vẫn được Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới chi hỗ trợ nhân đạo 15 triệu đồng. Trường hợp này nếu người gây tai nạn có bảo hiểm bắt buộc, chị Nhung sẽ được hưởng mức bồi thường 50 triệu đồng. Một vụ tai nạn khác xảy ra ngày 21/11/2023 trên quốc lộ 1B, chiều từ cầu Thanh Trì (Hà Nội) đi Bắc Giang. Nạn nhân là anh Trần Hải Cương, điều khiển xe máy và va chạm với một xe máy khác (chưa rõ người điều khiển). Vụ va chạm khiến anh Cương chấn thương sọ não, tử vong ngày 9/12/2023. Ngày 30/3/2024, Công an quận Long Biên (Hà Nội) ra thông báo không khởi tố vụ án liên quan đến vụ tai nạn nêu trên. Do không xác định được xe gây tai nạn nên thân nhân của anh Cương cũng chỉ được nhận khoản hỗ trợ nhân đạo từ Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới với số tiền 45 triệu đồng. Trong khi nếu xác định được người gây tai nạn có tham gia bảo hiểm, số tiền bồi thường của bảo hiểm sẽ là 150 triệu đồng. Thu hơn 430 tỷ, chỉ bồi thường được 42 tỷ Trên đây là hai trong số hàng trăm vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe máy, người bị tai nạn thiệt thòi rất lớn do chủ xe không tham gia bảo hiểm bắt buộc hoặc không xác định được xe gây tai nạn. Mặc dù các nạn nhân được Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới chi hỗ trợ nhân đạo (45 triệu đồng/trường hợp tử vong), nhưng mức chi hỗ trợ chỉ bằng 30% so với mức bồi thường bảo hiểm pháp định (150 triệu đồng/trường hợp). Bộ Tài chính dẫn số liệu mới nhất của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu bảo hiểm bắt buộc xe mô tô, xe gắn máy là 431 tỷ đồng, chi bồi thường khoảng 42 tỷ đồng. Theo tính toán, số lượng xe máy tham gia bảo hiểm bắt buộc khoảng 7,19 triệu xe, chưa đến 10% tổng số xe máy đang lăn bánh (72 triệu xe). So với những năm trước (năm 2021 đạt 13%), tỷ lệ chủ xe máy tham gia bảo hiểm bắt buộc có xu hướng giảm, trong khi lượng xe máy mới lăn bánh vẫn gia tăng mỗi năm khoảng 2,5 triệu chiếc. Bộ Tài chính cho biết, tới đây sẽ thanh tra chuyên đề về sản phẩm bảo hiểm bắt buộc xe máy đối với 8 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Quy định bất khả thi làm khó người mua Theo chuyên gia bảo hiểm, luật sư Đỗ Hồng Sơn (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), việc mua bảo hiểm bắt buộc xe máy "chỉ để đối phó" là tâm lý có thật của hàng triệu chủ xe máy. Mặc dù mức bồi thường về người đã tăng lên gấp đôi, từ 70 triệu đồng/vụ (năm 2016) lên 150 triệu đồng/vụ (năm 2023) song đến nay tỷ lệ chủ xe máy tham gia vẫn có xu hướng giảm. Theo ông Sơn, một trong các nguyên nhân có thể xét đến là trong các vụ tai nạn, chủ xe máy (dù có bảo hiểm bắt buộc hay không) cũng sẽ là nạn nhân bị thương tích nhất định, thậm chí tử vong. Đây là chủ thể đứng ra làm mọi thủ tục để nhận bồi thường thay cho bên thứ ba. Khi chủ thể này gặp nạn, việc làm thủ tục bồi thường sẽ bế tắc. "Theo quy trình, hãng bảo hiểm yêu cầu chủ xe phải thông báo ngay tới đường dây nóng, công ty bảo hiểm ghi âm cuộc gọi. Nhưng bản thân chủ xe máy cũng dính tai nạn thương tích, thủ tục này bất khả thi", luật sư phân tích. Vì vậy theo luật sư, cần xem xét kỹ quy định tại điều 12 Nghị định 67/2023: Trường hợp người được bảo hiểm chết, mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của tòa án, doanh nghiệp bảo hiểm cần bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (bên thứ ba). Một giám định viên bảo hiểm cho biết, sau khi gây ra tai nạn, người đi xe máy cũng có tâm lý né tránh việc thừa nhận sai, không sẵn sàng cung cấp tài liệu, bất hợp tác khi được mời đến ký xác nhận chứng từ thủ tục bồi thường cho bên thứ ba. Đây cũng là trở ngại rất lớn của việc bồi thường bảo hiểm bắt buộc. Các quy định hiện hành như yêu cầu giữ nguyên hiện trường, không được đàm phán thương lượng đền bù thiệt hại cho bên thứ ba… thường bị chủ xe máy vi phạm không tuân thủ, xuất phát từ tâm lý giải quyết nhanh để còn đi. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc được đặt ra để tạo nguồn chi trả cho các nạn nhân mà không phụ thuộc vào việc người gây tai nạn có khả năng chi trả hay không. Đây là quy định nhân văn và được phần lớn các quốc gia trên thế giới áp dụng. Tại Việt Nam, cả ô tô xe máy đều phải có bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự với chủ xe cơ giới. Các quy định mới nhất, gồm Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ đều có điều khoản về bảo hiểm, trong đó có bảo hiểm bắt buộc.