Báo Người Lao Động Online,

Chưa mặn mà đưa đón khách sân bay

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 11:35:37 24/09/2024 theo đường link https://nld.com.vn/chua-man-ma-dua-don-khach-san-bay-19624092321172283.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Nếu triển khai hiệu quả dịch vụ vận chuyển hành khách đi - đến sân bay bằng ô tô sẽ đem lại nhiều lợi ích song không ít doanh nghiệp còn e ngại vấn đề lợi nhuận Năm 2018, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã triển khai thí điểm dịch vụ vận chuyển hành khách từ trung tâm đô thị đến sân bay bằng ô tô tại các địa phương: Hà Nội, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Lâm Đồng, Kiên Giang, Quảng Ninh, Lào Cai và TP HCM. Sau thời gian thí điểm, Bộ GTVT đề xuất đưa dịch vụ này vào dự thảo nghị định về hoạt động vận tải đường bộ để quản lý.
Kết quả thí điểm rất "bèo"!
Báo cáo của Bộ GTVT ngày 21-9 cho thấy sau khi Cục Hàng không Việt Nam triển khai thí điểm, Cảng vụ Hàng không miền Bắc đã tiếp nhận hồ sơ của 4 doanh nghiệp (DN) gồm: Công ty Liên doanh Vận chuyển quốc tế Hải Vân (gọi tắt là Công ty Hải Vân), Công ty CP Vận tải Du lịch Hà Sơn, Công ty TNHH Vận tải Hải Âu và Công ty TNHH HAV AZ. Nhưng đến nay, cả 4 DN đều chưa triển khai hoạt động tại sân bay Nội Bài (TP Hà Nội).
Với sân bay Đà Nẵng (TP Đà Nẵng), tháng 10-2018, Cảng vụ Hàng không miền Trung cũng tiếp nhận đề án của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Vận tải Hải Âu, Chi nhánh Công ty Hải Vân tại Quảng Nam và Công ty TNHH HAV AZ. Tuy nhiên, sau đó chỉ có Chi nhánh Công ty Hải Vân tại Quảng Nam triển khai dự án. Tại thời điểm báo cáo, trên địa bàn chưa có đơn vị kinh doanh vận tải nào chính thức hoạt động liên quan dịch vụ này.
Với sân bay Phú Bài (tỉnh Thừa Thiên - Huế), Cảng vụ Hàng không miền Trung tiếp nhận văn bản của Công ty Hải Vân vào tháng 5-2022. Đến tháng 8-2022, DN này bắt đầu hoạt động dịch vụ vận chuyển hành khách song đã chấm dứt hoạt động từ tháng 3-2024 do khai thác không hiệu quả, liên tục thua lỗ.
Tương tự, Cảng vụ Hàng không miền Nam đã tiếp nhận Đề án tổ chức vận hành và cung ứng dịch vụ từ các sân bay Tân Sơn Nhất, Phú Quốc và Liên Khương, song đến nay cũng chỉ có Công ty Hải Vân đang hoạt động tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Hành khách ưu tiên phương tiện cá nhân
Bộ GTVT đánh giá về sơ bộ, việc triển khai thí điểm dịch vụ góp phần thực hiện tốt các nghị quyết của Bộ Chính trị, Chính phủ về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; giảm được nguy cơ ùn tắc giao thông, góp phần triệt tiêu "xe dù, bến cóc" một cách tự nhiên; tăng lượng phương tiện nộp thuế cho nhà nước... Tuy nhiên, hoạt động của loại hình này đang có sự đan xen giữa hình thức xe buýt, xe du lịch và xe tuyến cố định, do đó việc hoàn thiện các hướng dẫn cần có sự phối hợp nhiều bộ, ngành, địa phương.
Đặc biệt, dịch COVID-19 đã tác động đến việc hoạt động khai thác các tuyến hiện có và lộ trình thực hiện các tuyến đã đề xuất của các đơn vị trên địa bàn các tỉnh, thành phố được thí điểm. Từ đầu năm 2020 đến nay, có nhiều thời điểm các tuyến vận tải phải ngừng hoạt động, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của DN và thu nhập của người lao động cũng như việc đánh giá hiệu quả của đề án thí điểm.
Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, cho biết trong quá trình thực hiện thí điểm từ năm 2018 đến nay, hiệp hội chưa nhận được phàn nàn hay đề xuất nào các DN thành viên. "Ở khu vực miền Bắc mới chỉ có vài DN nộp hồ sơ mà chưa thực hiện thí điểm có thể là do không nhìn thấy lợi nhuận" - ông Quyền nhận định.
Một thành viên trong ban soạn thảo dự thảo nghị định về hoạt động vận tải đường bộ cho biết loại hình vận tải hành khách từ trung tâm đô thị đến sân bay bằng ô tô đã được quy định trong nhóm xe buýt liên tỉnh. Cụ thể, xe phải đáp ứng các yêu cầu như có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai; có phù hiệu xe buýt; niêm yết đầy đủ thông tin trên xe...
Hành khách đi xe hợp đồng đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM)Ảnh: THU HỒNG
Trong khi đó, một số DN du lịch nêu thực tế dịch vụ thí điểm đưa đón khách từ sân bay đến các trung tâm đô thị, du lịch trong thời gian qua không tác động nhiều tới khách du lịch đi theo đoàn. Chẳng hạn, tại sân bay Tân Sơn Nhất, hành khách về khu vực trung tâm TP HCM hoặc đi các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương... chủ yếu là đi tự túc. "Với khách đi theo tour, sẽ có xe của công ty du lịch hoặc xe của đơn vị vận chuyển đã ký kết với công ty du lịch đưa rước" - ông Phạm Quý Huy, Giám đốc Công ty Kiwi Travel, cho hay.
Một cán bộ trong ngành hàng không cho rằng các tuyến vận chuyển khách từ sân bay Tân Sơn Nhất về khu vực trung tâm hoặc các tỉnh, thành lân cận hiện còn hạn chế. Nếu muốn triển khai dịch vụ vận chuyển hành khách từ trung tâm đô thị đến sân bay bằng ô tô, cần sự tham gia của nhiều DN với rất nhiều tuyến cố định khác nhau. Các tuyến không chỉ phục vụ khách về khu vực trung tâm TP HCM mà còn đến các bến xe, các tỉnh Đông Nam Bộ, ĐBSCL, với giờ khởi hành thường xuyên, cố định, thay vì chỉ có xe từ TP HCM đi TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu như hiện tại. Nếu không, hành khách vẫn sẽ ưu tiên sử dụng phương tiện cá nhân.
Kích hoạt trở lại
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 23-9, ông Lê Quang Hiếu, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Nam, cho biết ngày 20-9, UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn về việc thí điểm dịch vụ vận chuyển hành khách bằng ô tô kết nối trung tâm TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam với Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở GTVT tỉnh Quảng Nam tiếp nhận đề án của Công ty Hải Vân để triển khai các bước tiếp theo. Sở đang làm việc với nhà đầu tư để triển khai đề án thí điểm sớm nhất có thể.
Theo nội dung đề án, lộ trình đón khách chiều đi từ TP Tam Kỳ sẽ qua một số tuyến đường nội thị, di chuyển theo đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi ra Bến xe Trung tâm TP Đà Nẵng rồi vào sân bay. Chiều về sẽ di chuyển từ sân bay ra Bến xe Trung tâm TP Đà Nẵng, qua một số tuyến đường rồi cao tốc để di chuyển về TP Tam Kỳ.
Phương tiện tham gia thí điểm gồm 30 xe 16 chỗ chất lượng cao, được cấp phù hiệu "xe du lịch". Phía ngoài hai bên thành xe và kính phía trước của xe dán cố định dòng chữ "Xe thuộc Dự án thí điểm cung cấp dịch vụ vận chuyển khách du lịch". Thời gian hoạt động và số chuyến sẽ căn cứ vào lịch bay để thực hiện.
Tại TP HCM, tháng 5-2024, Sở GTVT thành phố đã chấp thuận Đề án thí điểm cung ứng dịch vụ vận chuyển hành khách kết nối từ Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đến các trung tâm đô thị, trung tâm du lịch tại thành phố, do Công ty Hải Vân thực hiện. Công ty này sẽ đưa 14 tuyến xe kết nối hành khách đến TP Thủ Đức, quận Bình Tân, quận 7, quận 8, quận 12, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh và qua quận 1, quận 3, quận 4, quận 5, quận 10, quận 11, quận Tân Phú, quận Tân Bình, quận Phú Nhuận, quận Bình Thạnh. Mỗi tuyến sẽ có 12 phương tiện 16 chỗ phục vụ 24/24 giờ.
Trao đổi với phóng viên, đại diện Công ty Hải Vân cho biết đơn vị này đang chờ Sở GTVT TP HCM thông qua 60/100 vị trí đón trả khách còn lại, sau đó sẽ đưa phương tiện vào hoạt động. Công ty đã sẵn sàng về phương tiện, nhân sự điều hành và bố trí nhận diện 40 vị trí đón trả khách mà Sở GTVT đã công bố. "Với loại hình xe trung chuyển 16 chỗ, lộ trình chạy thẳng, hành khách sẽ được rút ngắn thời gian đi lại, giá cước phải chăng, không lo chặt chém" - đại diện Công ty Hải Vân cho hay.
Ông Ngô Hải Đường, Trưởng Phòng Quản lý vận tải đường bộ Sở GTVT TP HCM, cho biết việc thí điểm dịch vụ vận chuyển hành khách kết nối từ trung tâm đô thị và trung tâm du lịch đến cảng hàng không tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách di chuyển bằng ô tô. Qua đó hạn chế tình trạng chèo kéo, ép giá ở sân bay như đã từng xảy ra, đồng thời giúp hạn chế ùn tắc giao thông bởi một phương tiện có thể vận chuyển nhiều khách trên cùng tuyến đường.
Thiếu dịch vụ tốt, giá phải chăng
Theo ghi nhận của phóng viên tại bãi đỗ dành cho xe trung chuyển khách ở sân bay Tân Sơn Nhất ngày 23-9, có hàng chục ô tô từ 7 đến 16 chỗ đậu chờ khách với nhiều thương hiệu như Avigo, Hải Vân, Toàn Thắng, Huy Hoàng, Green... cùng nhiều hãng taxi. Với khách đi TP Vũng Tàu, có nhiều hãng xe phục vụ như Hải Vân, Toàn Thắng, Huy Hoàng; hành khách chỉ cần liên hệ nhân viên tại các quầy bố trí sẵn để được phục vụ với thời gian chờ đợi khoảng 15 phút. Tuy các loại hình xe trung chuyển khá đa dạng song chưa có loại hình ô tô trung chuyển với dịch vụ tốt, giá vé phải chăng.
Sao chép thành công