Nội dung liên quan Phường Lào Cai, Thành phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai, Tin Trong Nước
Báo Người Lao Động Online,
Chuyên gia lý giải về đám mây màu đỏ lạ trên bầu trời Lào Cai
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
22:49:47 20/09/2024
theo đường link
https://nld.com.vn/chuyen-gia-ly-giai-ve-dam-may-mau-do-la-tren-bau-troi-lao-cai-196240920180651389.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Nguyễn Thế (NLĐO) - TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia nghiên cứu biến đổi khí hậu và thiên tai, đã có những lý giải về đám mây màu đỏ khá kỳ lạ xuất hiện tại Sapa, Lào Cai vào ngày 19-9 Đám mây đỏ lạ trên bầu trời Sa Pa, tỉnh Lào Cai chiều qua 19-9 Chiều 19-9, bầu trời với những áng mây màu đỏ như dung nham núi lửa cuộn trào bất ngờ xuất hiện tại Sapa, Lào Cai, thu hút sự chú ý của nhiều người. Hiện tượng bầu trời đỏ rực được nhiều người quay lại video, chụp ảnh đã thu hút sự quân tâm, chú ý của cư dân mạng. Trước hiện tượng này, TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia nghiên cứu biến đổi khí hậu và thiên tai, cho biết mây màu đỏ xuất hiện khi ánh sáng xanh bị phân tán và ánh sáng đỏ chiếm ưu thế. Ánh sáng đỏ thường xuất hiện vào khung giờ buổi chiều và buổi sáng (hoàng hôn và bình minh). Theo TS Nguyễn Ngọc Huy, mây màu đỏ xuất hiện với 3 điều kiện đồng thời xuất hiện. Thứ nhất là khí áp của bầu khí quyển tại thời điểm đó cao khiến cho các hạt vật chất bao gồm cả bụi và các hạt khí khác bị giữ lại ở bầu khí quyển, làm phân tán ánh sáng. Ánh sáng mặt trời có 7 gam màu: Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Trong đó ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến và ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất. Ánh sáng xanh có bước sóng trung bình bị cản bởi các hạt khí và bụi còn ánh sáng đỏ có bước sóng dài nên không bị các hạt cản lại. Thứ hai là thời điểm và góc chiếu. Vào thời điểm buổi trưa quang mây ít bụi, ta sẽ thấy bầu trời màu xanh vì ánh sáng xanh chiếm đa số. Phần nhiều do đa số hạt bụi và hạt khí lơ lửng ở tầng bề mặt đất nên mặt trời chỉ xuyên qua lớp mỏng của các hạt. Vào thời điểm buổi sáng và buổi chiều (hoàng hôn và bình minh) mặt trời có góc chiếu gần như song song trên bề mặt trái đất nơi vị trí chúng ta quan sát mặt trời. Khi đó mặt trời phải xuyên qua một bề dày các lớp hạt, bao gồm cả bụi nên các ánh sáng có bước sóng ngắn bị cản lại. Chỉ còn ánh sáng bước sóng dài xuyên qua được và trở thành khả kiến (đỏ và cam). "Đó là lý do chúng ta thấy hoàng hôn hay bình minh có màu cam và đỏ" - ông Huy nói. Thứ ba, các đám mây đủ dày và riêng biệt. Khi ánh sáng đỏ và cam xuyên qua các hạt bụi và khí nhỏ đập phải một đám hơi nước dày (mây) không thể xuyên qua thì chúng ta sẽ thấy mây có màu đỏ ở phía mặt trời chiếu tới, màu đen ở phía mặt trời không chiếu tới. "Các đám mây như những màn chiếu hứng ánh sáng. Vậy là chúng ta có mây màu đỏ trên bầu trời. Hình dạng của mây là ngẫu nhiên và thi thoảng có tạo hình rồng, hình phượng. Mà rồng và phượng cũng là những linh vật trong trí tưởng tượng của con người" - vị chuyên gia phân tích. Theo TS Nguyễn Ngọc Huy, việc sử dụng những hiện tượng tự nhiên rồi áp đặt nó vào việc lý giải tâm linh là điều không nên làm, nhất là trong bối cảnh chúng ta vừa trải qua trận thiên tai quá lớn, dân chúng đang lo âu. "Hành động đó là hành động reo rắc nỗi sợ hãi" - vị chuyên gia nêu quan điểm.