Nội dung liên quan Indonesia, Tin Quốc Tế
Báo Dân Trí,
Chuyên gia: "Lứa U20 hiện tại không có cầu thủ cỡ Công Phượng, Quang Hải"
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
07:22:22 01/10/2024
theo đường link
https://dantri.com.vn/the-thao/chuyen-gia-lua-u20-hien-tai-khong-co-cau-thu-co-cong-phuong-quang-hai-20241001000809064.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(Dân trí) - Cựu trưởng đoàn đội tuyển Việt Nam thời Công Phượng, Quang Hải, ông Dương Vũ Lâm bình luận về thất bại mới đây của U20 Việt Nam tại vòng loại U20 châu Á 2025. Ngoài ra, trong quá khứ, ông Dương Vũ Lâm còn là Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn của VFF, ông Lâm có cái nhìn tổng quát về sự phát triển của bóng đá trẻ Việt Nam hiện tại, so với Indonesia và Thái Lan. Indonesia và Thái Lan cũng là hai nền bóng đá có đại diện lọt vào vòng chung kết (VCK) giải U20 châu Á năm 2025, trong khi U20 Việt Nam đã bị loại. Sau vòng loại giải châu Á, vị cựu Phó Chủ tịch VFF, cựu trưởng đoàn các đội tuyển quốc gia, U23 và U19 Việt Nam trả lời phóng viên Dân trí. Cựu Phó Chủ tịch VFF Dương Vũ Lâm (Ảnh: V.D). Chưa tìm thấy những Công Phượng và Quang Hải mới Ông đánh giá thế nào về việc U20 Việt Nam thất bại trước U20 Syria và mất vé dự vòng chung kết (VCK) giải U20 châu Á 2025? - Đầu tiên, phải khẳng định rằng bóng đá Syria là nền bóng đá có trình độ cao hơn nền bóng đá Việt Nam. Thế nên, thất bại của đội U20 Việt Nam trước U20 Syria rất khó để đổ lỗi cho thầy và trò HLV Hứa Hiền Vinh. Những trận đấu giữa các đại diện của bóng đá Việt Nam với bóng đá Syria trong quá khứ chưa bao giờ là dễ dàng cho chúng ta. Thậm chí, khi đội tuyển U23 Việt Nam vượt qua U23 Syria ở vòng bảng giải U23 châu Á năm 2018, giải đấu mà chúng ta tạo nên kỳ tích "Thường Châu tuyết trắng", cũng có sự giúp sức của yếu tố may mắn. Hôm đó, tôi ngồi ở ghế trưởng đoàn trong khu kỹ thuật, tôi chứng kiến tình huống tiền đạo đội Syria chỉ đứng cách khung thành đã bỏ trống của chúng ta chỉ 5-7m, nhưng cậu ấy lại đánh đầu ra ngoài. Nếu pha bóng đấy mà thành bàn, U23 Việt Nam bị loại ngay vòng bảng rồi. Thế nên, việc U20 Việt Nam vừa thua U20 Syria không phải là điều lạ. U20 Syria quá mạnh hơn so với U20 Việt Nam (Ảnh: Tuấn Bảo). Nhưng để so sánh giữa lứa U20 Việt Nam hiện tại so với lứa của những Công Phượng hay Quang Hải trước đây, như thế nào, thưa ông? - Riêng về chuyện này thì có nhiều điểm để bàn. Tôi quan sát lứa cầu thủ hiện nay, họ đều đều, có triển vọng, nhưng cho đến thời điểm này, tôi chưa thấy trong lứa U20 hiện tại có cầu thủ có tố chất đặc biệt như Công Phượng hay sau này là Quang Hải của các lứa trước. Đó là về nguyên nhân khách quan, là đặc thù của một nền bóng đá vẫn còn ở trình độ thấp như bóng đá Việt Nam. Thỉnh thoảng, chúng ta cho ra lò một hoặc hai lứa cầu thủ nổi trội hẳn lên, nhưng chưa có tính liên tục. Ngay sau một - hai lứa nổi trội thường là những lứa cầu thủ ở mức trung bình. Còn về nguyên nhân chủ quan, sở dĩ những Công Phượng, Tuấn Anh, Văn Toàn trưởng thành nhanh chóng vì họ được đi tập huấn nước ngoài thường xuyên, lúc thì sang Anh vài tháng đá giải, lúc lại sang Nhật hàng tháng trời rèn luyện, sau đó là các giải quốc tế liên tiếp. Lứa U20 hiện tại chưa có cầu thủ nổi bật hẳn lên như Công Phượng trước đây (Ảnh: Đỗ Minh Quân). Trong khi đó, thiệt thòi cho các cầu thủ U20 Việt Nam hiện nay là họ ít có cơ hội được tập huấn ở nước ngoài, ít có các trận cọ xát quốc tế. Ngoài ra, công tác xây dựng lực lượng cho các đội tuyển trẻ hiện nay chưa có tính kế tục. Sự phát triển các đội tuyển trẻ chưa mang tính liên tục Tính kế tục ở đây là gì, thưa ông? - Tôi lấy ví dụ, nếu chúng ta quan sát kỹ các đội trẻ của các nền bóng đá tiên tiến, ví dụ như Nhật Bản hay Hàn Quốc, ở đội U20 của họ sẽ có một vài cầu thủ mới 16-17 tuổi. Lên đến đội U23, sẽ có một vài cầu thủ 19-20 tuổi trong đội hình. Mục đích của việc này là tạo điều kiện cho các cầu thủ trẻ hơn được thi đấu bên cạnh những cầu thủ giàu kinh nghiệm, chính các cầu thủ giàu kinh nghiệm sẽ dìu dắt các cầu thủ trẻ hơn trưởng thành. Khi những cầu thủ giàu kinh nghiệm quá tuổi, luôn luôn đảm bảo vẫn còn cầu thủ nòng cốt cho đội hình thuộc lứa tiếp theo, đóng vai trò trụ cột cho lứa tiếp theo. U20 Việt Nam không giành vé dự giải châu Á đầy đáng tiếc (Ảnh: Tuấn Bảo). Đó là ở cấp độ các đội tuyển quốc gia, còn ở cấp độ các CLB, cầu thủ trẻ phải được sử dụng, phải có đất diễn và phải có sân chơi thì cầu thủ trẻ mới trưởng thành và mới liên tục cung cấp tài năng cho các đội tuyển trẻ. Điểm mấu chốt ở đây là cầu thủ trẻ phải được thi đấu thường xuyên. Ông từng quan sát nhiều nền bóng đá và nhiều giải vô địch ở các nước trên thế giới, họ làm gì để tạo sân chơi cho các cầu thủ trẻ? - Có lẽ chúng ta sẽ nhớ chuyện Quang Hải và Công Phượng khi khoác áo các CLB ở châu Âu thời gian trước đây có thi đấu ở đội hình B của các CLB mà họ khoác áo. Giải đấu đội hình B chính là giải dành cho các cầu thủ trẻ hoặc cầu thủ vừa hồi phục chấn thương ở các CLB thuộc những nền bóng đá tiên tiến. Giải đấu đội hình B này diễn ra song song với giải chuyên nghiệp. Thông qua giải đấu của đội hình B, HLV của chính CLB ấy sẽ có điều kiện đánh giá năng lực của các cầu thủ trẻ, đánh giá khả năng hòa nhập của cầu thủ trẻ, rồi mới có cơ sở để đưa cầu thủ trẻ ấy lên đội một, lên thi đấu chuyên nghiệp. Ở đây, cần khách quan ở điểm VFF chỉ là nơi đưa ra định hướng, còn các CLB mới là nơi thực hiện. Đồng thời, vấn đề tiên quyết là phải có tiền để duy trì đội hình B và duy trì giải đấu dành cho đội hình B. Quang Hải từng phải thi đấu ở đội hình B của CLB Pau FC để duy trì phong độ (Ảnh: Mạnh Quân). Đáng tiếc, nhiều đội hạng Nhất ở trong nước, dù mang danh là CLB chuyên nghiệp nhưng còn chưa đủ tài chính để duy trì đội một, nên không đủ kinh phí đá giải đội hình B. Với các đội ở V-League, áp lực thành tích khiến hầu hết các CLB không dám sử dụng nhiều cầu thủ trẻ. Để có tài năng đặc biệt, cần phương pháp đặc biệt Trong khi U20 Việt Nam bị loại, U20 Indonesia và Thái Lan vào VCK giải châu Á. Bóng đá trẻ ở Indonesia và Thái Lan lúc này như thế nào, thưa ông? - Hai nền bóng đá này có hai cách làm bóng đá trẻ khác nhau. Với Indonesia, cách vận hành bóng đá trẻ của họ vào lúc này tương tự như cách họ đang vận hành đội tuyển quốc gia. Indonesia cũng gọi về một số cầu thủ "Indonesia kiều" sinh ra ở châu Âu để làm nòng cốt cho đội tuyển trẻ. Cách xây dựng đội tuyển U20 hay các đội tuyển trẻ Indonesia vì thế rất khó đánh giá. Với Thái Lan, họ có phương pháp làm bóng đá trẻ bài bản hơn. Thái Lan vẫn là nền bóng đá thực hiện khâu phát triển bóng đá trẻ bài bản nhất Đông Nam Á. Thái Lan làm bóng đá trẻ học theo cách của người Nhật, tức là phát triển chân đế rộng, càng lên cao tính sàng lọc càng lớn, đỉnh tháp sẽ nhỏ dần. Họ tạo ra rất nhiều sân chơi cho các cầu thủ trẻ, từ các giải thuộc hệ thống quốc gia, cho đến các festival, những ngày hội bóng đá trẻ và cả bóng đá học đường. Bóng đá Việt Nam còn nhiều vấn đề cần cải thiện sau thất bại ở vòng loại U20 châu Á 2025 (Ảnh: Tuấn Bảo). Bóng đá học đường cũng là mặt mà chúng ta chưa mạnh? - Giống như hầu hết các môn thể thao khác, bóng đá học đường của chúng ta gần như không đáng kể, do điều kiện cơ sở vật chất. Ngoài bóng đá học đường, những ngày hội và những festival bóng đá này rất quan trọng, có thể giúp phát hiện ra những cầu thủ đến từ những vùng sâu, vùng xa, những người có tài năng đặc biệt nhưng chưa có cơ hội thể hiện. Chúng ta có thể nhớ lại chính Công Phượng hay một vài cầu thủ của khóa một thuộc học viện bóng đá trẻ HAGL đến từ những khu vực như thế. Những tài năng đặc biệt đôi khi được phát hiện theo cách đặc biệt. Và để phát hiện ra những tài năng như thế này, các CLB phải có những tuyển trạch viên chuyên trách, am hiểu và đam mê. Vấn đề tiếp tục là kinh phí, các CLB bóng đá chuyên nghiệp phải thật tâm huyết và phải thật kiên nhẫn mới đầu tư cho việc săn lùng tài năng như thế này. Như đã nói, VFF chỉ có thể định hướng, còn việc thực hiện là việc của các CLB. Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!