Nội dung liên quan Thành phố Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh, Tin Trong Nước, Xã Hương Thủy
Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật,
Chuyện người đếm gió đo mưa - Bài 3: Những đóng góp thầm lặng
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
23:53:54 19/09/2024
theo đường link
https://www.nguoiduatin.vn/chuyen-nguoi-dem-gio-do-mua-bai-3-nhung-dong-gop-tham-lang-204240916121731057.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Bùi Thị Ngân Đóng góp lặng lẽ của cán bộ, nhân viên Đài khí tượng thuỷ văn Hà Tĩnh và các cán bộ làm công tác dự báo thiên tai đã giúp tỉnh này phòng, tránh được nhiều thiệt hại về người và tài sản trong tình hình bão lũ cấp bách. Tình yêu nghề tiếp động lực Từng công tác tại Trạm thủy văn Nghĩa Khánh (huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An), tháng 10/2016, chị Võ Thị Thu Thủy (SN 1989) được chuyển về Trạm thủy văn Chu Lễ. Ngay khi về nhận công tác, chị Thủy đã được trận lũ lịch sử 2016 "chào đón". Chị Thủy yêu nghề và yêu mảnh đất Hương Khê quanh năm bão lũ như chính "nghiệp" của cuộc đời mình. "Sinh ra và lớn lên ở phố nên từ nhỏ đến lớn, tôi chưa bao giờ chứng kiến cảnh nước lũ bao vây như ở Trạm Chu Lễ. Qua mùa lũ đầu tiên, tôi đã hiểu những khó khăn đặc thù của công việc tại đây. Nhưng khi tôi được cơ quan tạo điều kiện cho chuyển công tác về Trạm thủy văn Linh Cảm, có cơ hội gần gia đình, tôi vẫn quyết định ở lại. Quyết định của tôi là vì tình yêu: Tình yêu với nghề, với mảnh đất này và tình yêu với người chồng hiện tại", chị Thủy cười nói. Gái Đức Thọ nhưng chính tình yêu nghề và tình yêu đôi lứa đã khiến chị Thuỷ trở thành dâu Hương Khê. Chị đã gắn bó cuộc đời với mảnh đất "chảo lửa túi mưa" một cách vô tình như là hữu ý như vậy. Xã Hương Thủy bị chia cắt bởi 2 nhánh sông Ngàn Sâu. Những năm gần đây, cầu Hương Thủy mới được đầu tư xây dựng giúp cho việc đi lại thuận tiện, thoát cảnh cô lập trong lũ. Không riêng gì chị Thuỷ, ở Đài khí tượng thủy văn Hà Tĩnh còn có rất nhiều cán bộ, nhân viên đã vì tình yêu nghề mà quyết định gắn bó với mảnh đất này. Chị Lê Thị Hà, Trạm trưởng Trạm Thủy văn Sơn Diệm là một ví dụ. Là gái Đô Lương (Nghệ An) nhưng vì say nghề, chị Hà bỏ phố lên rừng kết nghề, kết duyên, để rồi Hà Tĩnh trở thành quê hương thứ hai. Hay như anh Lê Ngọc Quyết, Phó giám đốc Đài khí tượng thủy văn, quê ở Thanh Hóa, cũng vì tình yêu nghề mà chàng thanh niên 33 tuổi lần đầu đặt chân đến mảnh đất này mà nay đã làm rể Hà Tĩnh hơn 24 năm. Cột đo cao trình mực nước phục vụ công tác chuyên môn tại trạm thuỷ văn. Mỗi mùa mưa bão, anh chị em cán bộ Đài khí tượng thủy văn lại gửi gia đình, vợ, con, cha mẹ già cho người thân để túc trực 24/24. Một bát mỳ tôm có khi 30 phút vẫn chưa ăn xong bởi điện thoại và số liệu phải cập nhật liên tục không nghỉ. "Cái nghề này phải say, phải mê mới trụ được", Phó giám đốc Đài khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cười nói. Công nghệ hỗ trợ Trung tâm khí tượng thu ỷ văn Hà Tĩnh được thành lập v ào năm 1990 sau khi sáp nhập các đài tỉnh, thành Đài khu vực Bắc Trung Bộ với tên gọi là Trạm dự báo phục vụ khí tượng thủy văn Hà Tĩnh. Trải qua nhiều năm hoạt động, năm 2012, Trạm được đổi tên thành Đài khí tượng thủy văn tỉnh Hà Tĩnh. Đài có tổng 35 cán bộ, nhân viên, trong đó có 8 cán bộ trực tiếp làm công tác dự báo, 12 trạm khí tượng thủy văn đóng trên địa bàn các huyện, thị. Trung bình mỗi trạm có 3 - 4 người, công việc là trực tiếp thu thập các số liệu thủy văn, tình hình thời tiết ở trạm và địa phương. Máy đo mưa tự động được lắp đặt hỗ trợ rất nhiều cho công tác dự báo. Hà Tĩnh có đặc điểm là khí hậu khắc nghiệt với hình thái thời tiết khác với nhiều tỉnh ở khu vực Bắc Trung Bộ nên công tác dự báo, cảnh báo cũng theo đó khó khăn hơn rất nhiều. Đặc biệt, trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay, công tác dự báo, cảnh báo đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống, sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. So với trước, thời đại công nghệ thông tin hiện nay đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác chuyên môn. Rải rác trên địa bàn toàn tỉnh đã được lắp đặt nhiều trạm đo mưa tự động chuyên dụng. Các máy móc thiết bị hiện đại hỗ trợ chuyển tiếp, các công cụ viễn thám như: ra đa, ảnh mây vệ tinh, hệ thống định vị sét, các mô hình dự báo cũng đã được thay thế cho các thiết bị truyền thống, hỗ trợ tối đa công tác dự báo. Mỗi mùa bão lũ, các cán bộ nhân viên Đài khí tượng thủy văn Hà Tĩnh lại gửi con cho người thân để trực 24/24. "Thời đại công nghệ đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác dự báo, theo đó, anh em cán bộ cũng đỡ vất vả hơn trước. Ngoài thiết bị chuyên dụng phục vụ chuyên môn thì thông tin về thời tiết cũng được chúng tôi phối hợp cơ quan báo chí và các nền tảng mạng xã hội truyền tải kết nối thông tin nhanh chóng. Tiếp cận nhóm cộng đồng zalo có 1.000 người. Trong 1.000 người đó sẽ có rất nhiều admin của các hội nhóm khác. Cứ như vậy, thông tin được chuyển tiếp cho nhiều người dân một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất", ông Trần Đức Bá, Giám đốc Đài khí tượng Thuỷ văn Hà Tĩnh nói. Đánh giá cao vai trò trong công tác dự báo, cảnh báo của Đài khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, một lãnh đạo ngành nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh cho biết, Đài khí tượng thủy văn Hà Tĩnh nói riêng và các cơ quan chuyên môn làm công tác dự báo, phòng chống thiên tai nói chung đã đóng góp rất lớn trong triển khai phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại trong thiên tai. Từ số liệu chính xác được tổng hợp gửi về, ở những thời điểm cấp bách, các cơ quan đầu mối đã đưa ra được những quyết sách đúng đắn trong mưa lũ, đảm bảo tính mạng và tài sản cho nhân dân. Vào ngày thường, công tác dự báo thời tiết hỗ trợ lớn trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt cho người dân địa phương.