Báo Dân Trí,

Có kè chắn 15 tỷ đồng, sóng biển vẫn "ngoạm" sâu gây sạt lở nghiêm trọng

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 06:46:36 05/10/2024 theo đường link https://dantri.com.vn/xa-hoi/co-ke-chan-15-ty-dong-song-bien-van-ngoam-sau-gay-sat-lo-nghiem-trong-20241005003258849.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(Dân trí) - Mặc dù đã được đầu tư kè chắn sóng 15 tỷ đồng, bờ biển xã Xuân Hội (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) vẫn xảy ra sạt lở nghiêm trọng sau bão số 4. Tình trạng này khiến hàng trăm hộ dân sống trong lo lắng.
Mới đây, ảnh hưởng của bão số 4 khiến bờ biển xã Xuân Hội (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) xảy ra sạt lở nghiêm trọng. Nhiều vị trí sạt lở ăn sâu vào đất liền khoảng 4-5m.
Tại xã Xuân Hội có tuyến đê dài khoảng 3km, bảo vệ cho khoảng 450 hộ dân ở thôn Tân Ninh Châu và Hội Tiến với hơn 1.000 nhân khẩu. Từ năm 2021, tình trạng sạt lở bắt đầu xuất hiện, ăn sâu vào tuyến đê này.
Trước tình trạng nêu trên, từ cuối năm 2023, UBND huyện Nghi Xuân đã triển khai cấp bách dự án kè chắn sóng chống sạt lở bờ biển tại xã Xuân Hội với tổng đầu tư gần 15 tỷ đồng.
Dự án bao gồm các đoạn đê ngầm giảm sóng, tạo bồi và giữ bãi với tổng chiều dài 1.400m.
Ngày 31/8 vừa qua, dự án kè này hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Mặc dù đã có tuyến kè chắn sóng nhưng đợt mưa lũ vừa qua, nhất là trong bão số 4, sóng biển vẫn đánh mạnh vào bờ, gây sạt lở nặng bờ biển qua thôn Tân Ninh Châu và thôn Hội Tiến.
Tình trạng nước biển xâm thực gây ra sạt lở, hành lang đê bị ảnh hưởng, cấu kiện bê tông của kè chắn sóng cũng bị sóng đánh dạt vào bờ.
Tình trạng sạt lở bờ biển chưa có dấu hiệu dừng lại khiến người dân địa phương luôn sống trong bất an, lo lắng.
Theo ông Phan Vĩnh Tuy, Trưởng thôn Tân Ninh Châu, vừa qua, địa phương mới chịu ảnh hưởng cơn bão số 4 với gió cấp 6, cấp 7 mà đã xảy ra sạt lở lớn.
"Nếu một cơn bão lớn hơn đổ ập vào, có lẽ hậu quả sẽ nặng nề hơn. Thời tiết ngày càng cực đoan, chúng tôi mong chính quyền cấp trên, ngành chức năng sớm có phương án để người dân an tâm sinh sống", ông Tuy nói.
Ông Nguyễn Tiến Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hội, xác nhận kè chắn sóng chống sạt lở đã đưa vào sử dụng tại địa phương nhưng vẫn không ngăn được tình trạng biển xâm thực. Điều này khiến người dân sống thấp thỏm, lo âu trong mùa mưa bão. Chính quyền địa phương đang đề xuất với cấp trên nhằm tìm giải pháp ngăn chặn sạt lở bờ biển.
Trước tình trạng nêu trên, UBND huyện Nghi Xuân đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện cùng UBND xã Xuân Hội theo dõi sát diễn biến sạt lở tại vị trí bờ biển của xã Xuân Hội.
Theo một lãnh đạo UBND huyện Nghi Xuân, trong thiết kế thi công kè chắn sóng, đơn vị thực hiện không xây công trình này liền tuyến mà tách thành từng đoạn kè. Các vị trí đứt đoạn sẽ có tác dụng bồi cát vào bờ vừa giảm áp lực sóng đánh vào gây xói chân, hỏng kè.
"Theo thời gian, sóng biển sẽ đẩy cát vào bờ qua vị trí đứt đoạn ngày càng nhiều, giúp giảm dần tình trạng xói lở. Còn ở giai đoạn đầu, cửa bồi cát sẽ khiến sóng chạy sát vào bờ gây sạt lở", vị này lý giải.
Sao chép thành công