Nội dung liên quan Phường Vĩnh Phúc, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Tin Trong Nước
Báo Sức Khỏe & Đời Sống,
Có nên cho học sinh nghỉ học ngày thứ Bảy?
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
00:54:28 03/10/2024
theo đường link
https://suckhoedoisong.vn/co-nen-cho-hoc-sinh-nghi-hoc-ngay-thu-bay-169241002135753695.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
SKĐS - Cho phép học sinh được nghỉ học ngày thứ Bảy, tức chỉ học 5 ngày/tuần là vấn đề mà nhiều phụ huynh, học sinh và cả giáo viên rất quan tâm. Nhiều địa phương triển khai cho học sinh nghỉ thứ Bảy Một số tỉnh thành trên cả nước đã triển khai hoặc lấy ý kiến việc cho học sinh nghỉ học vào thứ Bảy. Cụ thể, Lào Cai và Lai Châu là hai địa phương đã áp dụng cho học sinh nghỉ thứ Bảy ngay từ đầu năm học 2024-2025; TP. Hà Tĩnh có 8/9 trường THCS triển khai thí điểm nghỉ học thứ Bảy. Tại Nghệ An, nhiều trường THCS tại TP. Vinh và các huyện miền núi thí điểm cho học sinh nghỉ học thứ Bảy từ năm 2023, căn cứ trên cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng lịch học 2 buổi/ngày. Tại Hà Nội, việc nghỉ học thứ Bảy được áp dụng với phần lớn các trường tư thục và trường THCS chất lượng cao. Ở khối công lập, chỉ có một số ít trường THCS và THPT cho học sinh nghỉ thứ Bảy do định hướng của nhà trường cũng như điều kiện về phòng học chưa đáp ứng. Về vấn đề này, từ năm 2019, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn về việc dạy học 2 buổi mỗi ngày với cấp THCS và THPT. Theo đó, nếu dạy cả ngày, các trường không được dạy quá 4 tiết buổi sáng với bậc THCS, 5 tiết với THPT. Số tiết tối đa buổi chiều là 3 tiết, tối đa 1 tuần là 42 với cấp THCS và 48 với cấp THPT. Các trường được chủ động trong việc bố trí lịch học 5 hoặc 6 ngày/tuần. Tuy nhiên, việc triển khai học 2 buổi/ngày và 5 ngày/tuần liên quan tới cơ sở vật chất, số phòng học cũng như đội ngũ giáo viên. Hiện nay, khối tiểu học ở hầu hết các địa phương đều học 2 buổi/ngày, 5 ngày/tuần. Trong khi đó, khối THCS và THPT ở nhiều nơi đang học nửa ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy để đảm bảo khung chương trình quy định. Một tiết học của học sinh Trường THCS Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình) đầu năm học 2024-2025. Việc sắp xếp thời gian cho các em khối THCS và khối THPT được nghỉ ngày thứ Bảy nhận được hầu hết sự đồng ý của các bậc phụ huynh và các em học sinh bởi kéo dài thời gian nghỉ ngơi và tăng tính tập trung cho việc học trong tuần. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một số băn khoăn. Chị Nguyễn Thị Hương Liêu (ở Hà Nội) có con học tại quận Hà Đông cho biết, chị rất ủng hộ khi trường con cho học sinh nghỉ trọn vẹn hai ngày cuối tuần. "Nếu các cháu được nghỉ 2 ngày cuối tuần trọn vẹn thì có thể đi học các môn năng khiếu hoặc cả gia đình có thể đi chơi hay về quê, không bị gò bó theo lịch học của con. Tôi mong học sinh tất cả các trường được nghỉ học thứ Bảy". Trong khi đó, chị Vũ Phương Hằng - phụ huynh tại thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc) lại băn khoăn với việc cho học sinh nghỉ học thứ Bảy. "Nếu học sinh chỉ học 5 buổi/tuần, không học ngày thứ Bảy thì số tiết, khối lượng kiến thức phải học mỗi ngày sẽ tăng lên và có thể học sinh vẫn phải đi học thêm vào ngày cuối tuần. Như vậy, liệu có tạo thêm áp lực cho học sinh?". ần thực hiện dạy học bảo đảm đúng yêu cầu, không cắt xén chương trình Dưới góc nhìn của nhà giáo, trao đổi với PV Báo Sức khỏe và Đời sống, cô Hà Thủy - giáo viên dạy Ngữ văn cấp THCS tại Hà Nội ủng hộ việc cho học sinh nghỉ học vào thứ Bảy. "Nếu có thêm 1 ngày nghỉ trong tuần, học sinh có thêm thời gian vui chơi, giải trí, giáo viên chúng tôi cũng có thời gian để nghỉ ngơi, chuẩn bị tốt cho bài giảng trước khi bắt đầu tuần học mới". Tuy nhiên, theo cô Thuỷ, việc cho học sinh nghỉ ngày thứ Bảy chỉ nên thực hiện ở những trường học đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật chất, phòng học và trong điều kiện xây dựng kế hoạch bài giảng, thời khóa biểu linh động, tạo sự thuận lợi cho thầy cô. Nêu quan điểm về vấn đề này, TS. Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), Phó chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam cho rằng, việc triển khai học 2 buổi/ngày và 5 ngày/tuần liên quan tới cơ sở vật chất, số phòng học cũng như đội ngũ giáo viên. Trường cho học sinh nghỉ học thứ Bảy cần sắp xếp thời khóa biểu, thực hiện dạy học bảo đảm đúng yêu cầu, không cắt xén chương trình. "Thay vào học văn hóa, các em học sinh sẽ có một ngày thứ Bảy để học các môn năng khiếu, tham gia các hoạt động ngoại khoá. Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thêm một ngày để bồi dưỡng chuyên môn. Nếu đúng tinh thần này thì nên cho học sinh nghỉ thứ Bảy". Dưới góc nhìn chuyên gia, PGS.TS. Đặng Thị Thanh Huyền - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Quản lý giáo dục (Học viện Quản lý giáo dục) bày tỏ quan điểm đồng tình với việc cho học sinh các trường THCS nghỉ thứ Bảy. Điều kiện là phải đảm bảo học đủ số tiết học/tuần theo quy định của Bộ GD&ĐT. Muốn vậy, mỗi trường cần rà soát, căn cứ vào tình hình thực tế để quyết định có nên cho học sinh nghỉ thứ Bảy hay không. Theo PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền, qua nắm bắt thực tế, nhiều phụ huynh ở khu vực thành phố là công chức, viên chức được nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật nên muốn con cũng được nghỉ thứ Bảy để cùng gia đình đi chơi, tham quan hoặc dã ngoại cuối tuần với gia đình để tăng tính gắn kết. "Lãnh đạo ngành Giáo dục các địa phương cần quán triệt tới trường học về việc cấm dạy thêm vào thứ Bảy để học sinh được nghỉ trọn vẹn hai ngày cuối tuần".