Báo Tuổi Trẻ Online,

Có nên mời chuyên gia nước ngoài tìm nguyên nhân tàu hỏa liên tục trật bánh?

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 21:28:24 05/10/2024 theo đường link https://tuoitre.vn/co-nen-moi-chuyen-gia-nuoc-ngoai-tim-nguyen-nhan-tau-hoa-lien-tuc-trat-banh-20241005150453505.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ cho rằng nên mời chuyên gia đường sắt nước ngoài tới tìm nguyên nhân việc chỉ trong 2 tháng, có đến 6 vụ tàu hỏa trật bánh khỏi đường ray khi qua khu gian Lăng Cô - Thừa Lưu.
Khu gian Lăng Cô - Thừa Lưu (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) hiện đang là cung đường sắt nguy hiểm bậc nhất cả nước khi trong 2 tháng có đến 6 vụ tàu hỏa trật bánh - Ảnh: NHẬT LINH
Ngày 5-10, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường sắt đề nghị sớm có giải pháp, giải quyết vấn đề tàu trật bánh khi đi qua huyện Phú Lộc, đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường sắt Bắc Nam.
Tai nạn tàu trật bánh ảnh hưởng đến hình ảnh Thừa Thiên Huế Theo đó, sau khi liên tiếp xảy ra sự cố tàu hỏa trật bánh khi đi qua khu gian Lăng Cô - Thừa Lưu, Ban an toàn giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế đã lập đoàn liên ngành để kiểm tra toàn tuyến đường sắt đi qua huyện Phú Lộc.
Kết quả kiểm tra hiện trường, sơ bộ bước đầu cho thấy đoạn tuyến xảy ra nhiều vụ tai nạn đi qua khu vực có địa hình đồi núi, bình diện tuyến xấu, có nhiều đường cong bán kính nhỏ, trái chiều liên tiếp nhau.
Tại ga Lăng Cô có các bộ ghi cũ, tang ghi lớn, chiều dài ghi ngắn (ghi N10 ga Lăng Cô). Hiện trạng và các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng về hạ tầng đường sắt, hệ thống thông tin cảnh báo, an toàn, đoàn tàu (đầu máy, toa xe...) đang được các cơ quan chức năng điều tra, đánh giá, làm rõ để báo cáo cơ quan thẩm quyền.
Ngoài ra, huyện Phú Lộc là khu vực có lượng mưa rất lớn, thường xuyên xảy ra nhiều thiên tai, bão lũ, nguy cơ sạt lở. Tỉnh cho rằng cần có điều tra, đánh giá kỹ các yếu tố biến động về địa hình, địa chất, thủy văn cho đoạn tuyến này.
Tuyến đường sắt qua khu gian Lăng Cô - Thừa Lưu hiện đang được ngành đường sắt cử tổ giám sát kiểm tra, tìm nguyên nhân sự cố tàu Bắc - Nam liên tục trật bánh - Ảnh: NHẬT LINH
Tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường sắt Việt Nam quan tâm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, đơn vị liên quan kiểm tra, sớm có giải pháp, giải quyết vấn đề nêu trên nhằm đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến.
Ông Nguyễn Thanh Bình, phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế , cho biết sự cố tàu hỏa liên tục trật bánh khi qua khu gian Lăng Cô - Thừa Lưu dù chưa xảy ra sự cố nghiêm trọng nhưng đã ảnh hưởng đến hình ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch.
Theo ông Bình, thời gian qua, hễ gõ từ khóa tìm kiếm tàu Bắc - Nam lại trật bánh khi đi qua đoạn đường sắt thuộc Thừa Thiên Huế trên Internet, thông tin xuất hiện đầu tiên luôn liên quan đến việc tàu hỏa trật bánh. Điều này gây tâm lý lo lắng cho người dân, đặc biệt là với du khách đến Huế bằng đường tàu hỏa.
Ông Bình chỉ đạo ngành giao thông huyện Phú Lộc cần phải tăng cường kiểm tra, phối hợp với ngành đường sắt sớm tìm ra nguyên nhân sự cố trên để có hướng khắc phục trong thời gian sớm nhất, tránh để xảy ra tình huống tai nạn nghiêm trọng cũng như đảm bảo an toàn cho du khách đến Huế bằng đường tàu hỏa.
Có nên mời chuyên gia nước ngoài về tìm nguyên nhân? Đó là câu hỏi mà nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ đặt ra sau khi liên tiếp các sự cố tàu hỏa trật bánh được thông tin.
Theo đó, nhiều bạn đọc cho rằng cần mời chuyên gia đường sắt nước ngoài về tìm hiểu, đánh giá các yếu tố kỹ thuật để "bắt bệnh" tàu hỏa trật bánh nhằm đảm bảo yếu tố khách quan, tránh tình trạng ngành đường sắt "vừa đá bóng, vừa thổi còi".
Theo PGS.TS Phan Hoàng Nam - phó trưởng khoa xây dựng cầu đường, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, việc xác định chính xác nguyên nhân tàu trật bánh cần phải có tổ chuyên môn phân tích, giám định cụ thể đặc biệt tại thời điểm tàu xảy ra sự cố.
Ông Nam cho rằng cần quan tâm đánh giá lỗi toa xe, hệ tà vẹt, đường ray, liên kết thanh ray và thanh nối tà vẹt, nền đường, địa chất khu vực.
Công nhân đường sắt tu sửa hệ thống đường ray ở khu gian Lăng Cô - Thừa Lưu. Hiện nay các đoàn tàu đi qua khu gian này đang chạy tốc độ rất chậm, tránh trường hợp bị trật bánh - Ảnh: NHẬT LINH
Ông Nam nhận định nguyên nhân tàu trật bánh khả năng cao liên quan đến ray, nền đường nhiều hơn là do toa xe, bởi các vụ trật bánh diễn ra thường xuyên, tập trung một khu vực.
"Ngoài ra, 6 vụ xảy ra thì có 2 lần tàu SE2, còn lại là các loại tàu khác nhau, đồng nghĩa với tốc độ di chuyển khác nhau, dẫn đến có thể là do ray và nền đường sắt nhiều hơn", ông Nam nói.
Theo ông Nam, việc đánh giá nguyên nhân liên quan đến các vụ tàu trật bánh hiện nay hoàn toàn nằm trong khả năng của các chuyên gia đường sắt, chuyên gia cầu đường và địa chất người Việt. Hoàn toàn chưa cần tới việc phải mời chuyên gia nước ngoài.
Theo PGS.TS Phan Hoàng Nam, để đảm bảo an toàn cho các chuyến tàu qua tuyến đường sắt trên trước khi các ngành chức năng tìm ra nguyên nhân, ngành đường sắt cần nghiên cứu phương án điều chỉnh tốc độ trên tuyến, đặc biệt các đoạn có bán kính đường cong nằm nhỏ ở khu gian Lăng Cô - Thừa Lưu.
Sao chép thành công