Nội dung liên quan Xã Tân Minh, Huyện Đà Bắc, Tỉnh Hòa Bình, Tin Trong Nước
Báo điện tử Phụ nữ Việt Nam,
Còn đó nỗi đau mang tên "sạt lở đất" ở Hòa Bình
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
22:18:06 06/10/2024
theo đường link
https://phunuvietnam.vn/con-do-noi-dau-mang-ten-sat-lo-dat-o-hoa-binh-20241005123801399.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
PV Ông Sa Văn Sộm mất 4 người thân sau vụ sạt lở đất. Ảnh hưởng của thiên tai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã gây ra nhiều vụ sạt lở đất khiến nhiều người tử vong. Một tháng đã trôi qua nhưng gương mặt ông Sa Văn Sộm vẫn thất thần bởi chỉ trong giây lát, ông đã mất đi 4 người thân. Căn nhà rung lắc mạnh rồi đổ sập Tỉnh lộ 433 nối từ TP Hòa Bình đến huyện Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình) sau những ngày mưa lũ được cắm chi chít biển cảnh báo nguy hiểm cho người và phương tiện khi tham gia giao thông. Những quả đồi nằm dọc con đường chi chít dấu vết nham nhở của những vụ sạt lở. Thỉnh thoảng, giao thông lại bị ùn ứ tại một số điểm sạt lở vừa được xử lý xong. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra 2 vụ sạt lở đất nghiêm trọng tại 2 huyện Đà Bắc và Kim Bôi khiến 6 người tử vong. Trong đó, vụ sạt lở đất xảy ra tại xã Tân Minh (huyện Đà Bắc) khiến 4 người trong 1 gia đình tử vong thương tâm. Nhiều điểm sạt lở trên Tỉnh lộ 433 từ TP Hòa Bình đi huyện Đà Bắc. Trở lại xóm Chầm (xã Tân Minh, nơi xảy ra vụ sạt lở đất), gần 1 tháng đã trôi qua nhưng hiện trường vụ sạt lở đất là một ngôi nhà mái bằng đổ nát vẫn còn đó. Thỉnh thoảng, một số người dân di chuyển qua cố nán lại chắp tay vái như cầu siêu cho linh hồn những nạn nhân của vụ sạt lở. Cách hiện trường vụ sạt lở chừng 50m là căn nhà khang trang nằm giữa lưng chừng một quả đồi. Căn nhà này là nơi ông Sa Văn Sộm (SN 1973, dân tộc Tày, trú tại xóm Chầm, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc) mượn người em trai để đặt tạm di ảnh 4 người thân tử vong trong vụ sạt lở đất. Gần 1 tháng trôi qua với những giấc ngủ chập chờn, những cơn ác mộng ập về giữa đêm khuya khiến ông Sộm trông tiều tụy đi rất nhiều. Đưa ánh mắt buồn hướng về căn nhà cũ đã đổ sập, ông Sộm chầm chậm kể. Biển cảnh báo sạt lở được lực lượng chức năng cắm tại nhiều điểm trên Tỉnh lộ 433. Còn gia đình ông Sộm vốn là hộ nghèo "bền vững" tại địa phương. Ngôi nhà gia đình ông tích góp để xây dựng năm 2020 nay chỉ còn là đống đổ nát sau vụ sạt lở. Nhớ lại vụ sạt lở đất, ông Sộm không giấu được sự đau đớn. Ông kể, ngày 7/9, tại xóm Chầm có mưa to, nước chảy ầm ầm, điện mất toàn xóm. Sau khi dùng xong bữa cơm tối, vợ chồng ông Sộm cùng người con gái và 2 cháu ngoại ở trong nhà để nghỉ. "Khoảng 1h rạng sáng ngày 8/9, tôi nghe thấy tiếng ào ào của đất đá sạt lở từ quả đồi phía sau nhà, tường nhà rung lắc mạnh rồi đổ sập. Tôi bị tường đổ vào phía chân trái, chỉ kịp kêu lên để nhờ mọi người ứng cứu rồi không biết gì nữa", ông Sộm nhớ lại. Căn nhà của gia đình ông Sộm đổ sập do sạt lở đất. Theo lời 1 cán bộ UBND xã Tân Minh, khi nhận được thông tin về vụ sạt lở, lực lượng chức năng của xã cùng người dân đã phối hợp thực hiện công tác cứu hộ. "Tại xóm Chầm thời điểm đó bị mất điện nên lực lượng chức năng phải dùng máy phát tạo dòng điện để sử dụng máy phá bê tông hỗ trợ đưa các nạn nhân ra ngoài. Khoảng 6h sáng ngày 8/9, các nạn nhân được đưa ra ngoài. Trong số 5 nạn nhân, chỉ có duy nhất ông Sộm bị thương, còn lại 4 người khác là thân nhân của ông Sộm (bà X.T.X - vợ ông Sộm, SN 1975), chị X.T.X - con gái ông Sộm, SN 1996), cháu H.V.H. (SN 2017) và H.T.D. (SN 2023) đều là cháu ngoại ông Sộm) đều đã tử vong", vị cán bộ UBND xã Tân Minh chia sẻ. Về phía ông Sộm, sau khi được đưa đi cấp cứu, vết thương ở chân đã dần lành lại. Ông bảo, đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại vụ sạt lở, ông vẫn còn bàng hoàng. "Cả xóm Chầm chỉ duy nhất có khu vực phía sau nhà tôi bị sạt lở. Khu vực đó là đồi sắn. Khi làm nhà, gia đình tôi cũng đã lưu ý cách xa taluy phía sau hơn 5m để đề phòng sạt lở nhưng hôm đó khối lượng đất đá sụp xuống nhiều quá nên kéo sập tất cả", ông Sộm cho biết. "Vợ và 2 con tôi chết cả rồi" Vợ chồng ông Sộm hiếm hoi nên chỉ sinh được 1 người con gái duy nhất là chị X.T.X. Khi con gái lấy chồng, lo sau này về già sẽ không có người nương tựa nên vợ chồng ông Sộm bàn nhau để xin rể. Đám cưới của người con gái duy nhất diễn ra. Theo ý nguyện của nhà gái, chồng chị X. là anh Hà Văn Tiến (SN 1992, trú tại xã Tân Minh) về sống chung với gia đình bố mẹ vợ. Vợ chồng anh Tiến sau đó lần lượt sinh hạ 2 bé là cháu H.V.H. (SN 2017) và H.T.D. (SN 2023). Trong khi chị X. ở nhà trông con, chăm lo việc gia đình thì anh Tiến xin được công việc tại 1 xưởng làm đá dưới Hà Nội với mức lương ổn định. Trong số những người bên trong ngôi nhà, chỉ có duy nhất ông Sộm may mắn sống sót. Rạng sáng ngày 8/9, khi vừa nhận được tin báo của người thân về vụ sạt lở, anh Tiến vội vã xin nghỉ phép rồi phóng xe máy tức tốc trở về nhà. Đến TP Hòa Bình, anh Tiến gửi xe tại nhà một người họ hàng rồi cùng người này điều khiển 1 xe máy trở về nhà. "Khi đi qua suối Láo - cách nhà khoảng 7km, anh em chúng tôi phải dừng lại vì nơi đây vừa xảy ra sạt lở đất và đang chờ lực lượng chức năng đến làm việc. Chờ đợi lâu quá nên tôi và người em quyết định dựng xe máy vào một chỗ vắng, khóa xe lại rồi chạy bộ về nhà", anh Tiến chia sẻ. Về đến nơi, anh Tiến như ngã khuỵ khi biết thông tin vợ và 2 con của anh đều chết cả rồi. Theo ông Sộm, ngày 2/9, gia đình có liên lạc báo anh Tiến về để tổ chức mừng Tết Độc lập nhưng anh Tiến cáo bận và hẹn Tết Trung thu sẽ về đưa 2 con đi chơi. "Nếu nó mà về thì chắc cũng gặp nạn trong vụ sạt lở đất rồi", ông Sộm buồn bã. Ông Sộm phải nhờ nhà người em để dựng bàn thờ cho vợ, con gái và 2 cháu ngoại. Căn nhà của gia đình đã đổ sập nên ông Sộm cùng anh Tiến phải sang nhà người em trai của ông Sộm để ở nhờ. Di ảnh và bàn thờ của 4 người thân cũng được ông Sộm đặt tạm tại nhà người em. Còn về phần anh Tiến, sau khi vợ và các con mất, anh cũng đã xin tạm dừng làm việc để trở về nhà lo lắng công việc đồng thời hỗ trợ bố vợ dựng lại ngôi nhà mới. "Vợ và 2 con tôi chết cả rồi, giờ chỉ còn mình bố vợ tôi nên tôi muốn khi nào ngôi nhà mới được dựng xong, bàn thờ người thân được đưa về bên đó, bố vợ có chỗ sinh sống yên ổn lúc đó tôi sẽ đi làm trở lại", anh Tiến chia sẻ.