Báo Công An Nhân Dân,

CSGT Hà Nội xuống phà nhắc nhở học sinh đảm bảo an toàn đường thủy

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 15:18:37 14/10/2024 theo đường link https://cand.com.vn/Cong-an/csgt-ha-noi-xuong-pha-nhac-nho-hoc-sinh-dam-bao-an-toan-duong-thuy-i746886/
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Việc đảm bảo an toàn cho các em học sinh trước khi lên các phương tiện đò ngang di chuyển đến trường hay sinh hoạt hàng ngày là hết sức cần thiết. Vì thế, lực lượng CSGT Hà Nội thường xuyên triển khai công tác kiểm tra đột xuất tại các bến khách ngang sông, nhắc nhở các em học sinh những kỹ năng đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường thủy đồng thời xử lý nghiêm vi phạm.
Trưa 11/10, PV Báo CAND có mặt tại Bến phà Chu Minh (huyện Ba Vì, Hà Nội), cầu nối hằng ngày đưa đón người dân "xã đảo" Minh Châu đi làm, đi học.
Những chuyến phà đi lại hằng ngày tại Bến phà Chu Minh đưa đón người dân và các em học sinh "xã đảo" Minh Châu.
Người dân nơi đây chia sẻ, xã Minh Châu (Ba Vì, Hà Nội) là xã vùng bãi bồi giữa sông Hồng, được thành lập từ năm 1955 với 3 thôn là Chu Chàng, Chu Châu và Liễu Châu. Sau đó do ngập lụt liên miên, Liễu Châu chuyển về thị trấn Tây Đằng.
Do đặc thù là một bãi bồi nằm giữa sông Hồng, đường vào Minh Châu chỉ có thể đi bằng thuyền, phà từ phía Đông (phà Chu Minh) và phía Tây (qua tràn Thủ Độ). Đây là "xã đảo" duy nhất của Hà Nội nằm gần ngã ba Bạch Hạc, nơi hợp lưu của sông Hồng, sông Đà và sông Lô. Người dân nơi đây chủ yếu làm nông và chăn nuôi, đặc biệt nơi đây đang rất phát triển nuôi bò lấy sữa và thịt.
Xã Minh Châu hiện không có trường THPT, hằng ngày các em học sinh phải đi phà qua sông Hồng để đến trường học.
Những chuyến phà liên tục di chuyển 10-15 phút/chuyến.
Trên phà được trang bị đầy đủ phương tiện an toàn như áo phao...
Người dân Minh Châu đi lại hằng ngày bằng phà qua sông Hồng.
Trao đổi với PV Báo CAND, Trung tá Trịnh Văn Trường, cán bộ Đội Cảnh sát đường thủy số 1 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) cho biết, hiện nay địa bàn đơn vị quản lý có tổng cộng 7 tuyến khách ngang sông, thuyền đò hoạt động tấp nập. Người dân địa phương cũng dựa nhiều vào các tuyến khách ngang sông để lưu thông trong đó có lượng không nhỏ các em học sinh cấp THPT đi học hằng ngày. Do đó, để đảm bảo an toàn cho các em học sinh khi đi các phương tiện đò ngang, đơn vị đã cùng với chính quyền địa phương và các trường hợp thường xuyên tuyên truyền đến học sinh cũng như phụ huynh cần đặc biệt chú ý việc sử dụng các dụng cụ nổi, mặc áo phao và các dụng cụ cứu sinh. Hướng dẫn cho các em các bước lên các phương tiện đò ngang an toàn.
Ngoài ra, các em cũng được nhắc nhở chỉ lên thuyền, đò khi có đủ chỗ ngồi cho mình. Không chen lấn, xô đây và đùa nghịch khi đi thuyền đò...
Cũng theo Trung tá Trịnh Văn Trường, ngoài công tác tuyên truyền, Đội Cảnh sát đường thủy số 1 cũng xử lý nghiêm tất cả các trường hợp vi phạm an toàn giao thông đường thủy.
Các em học sinh sau giờ học lại di chuyển về nhà qua Bến phà Chu Minh. Các em cho biết, trung bình mỗi ngày phải di chuyển qua phà để đi học ở trường cũng như học thêm khoảng 4 lượt. Tuy nhiên, việc chờ đợi không lâu vì phà di chuyển liên tục, thường xuyên.
Chi phí đi lại bằng phà hằng ngày của các em học sinh được chính quyền địa phương hỗ trợ 1 phần, giúp cho các gia đình trong xã đảm bảo kinh tế chăm lo cho các em học tập.
Tổ công tác của Đội Cảnh sát đường thủy số 1 thường xuyên tổ chức kiểm soát đột xuất các khu vực bến khách ngang sông, yêu cầu các đơn vị ​​​​​​ký cam kết bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển hành khách, trang bị đủ áo phao, dụng cụ cứu sinh, thiết bị an toàn theo quy định.
Cán bộ CSGT phát tờ rơi tuyên truyền đảm bảo TTATGT cho các em học sinh trước khi lưu thông qua phà.
Từng em học sinh được nhắc nhở việc tuân thủ quy định an toàn đường thủy.
Các em có ý thức tuân thủ quy định mặc áo phao khi lên phà.
Hà Nội hiện có khoảng gần 100 bến thủy nội địa, vậy nên công tác tuyên truyền, đảm bảo an toàn trong việc vận tải hành khách được các cơ quan chức năng thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, với mục tiêu cao nhất là hạn chế tối đa xảy ra tai nạn.
Sao chép thành công