Nội dung liên quan Tỉnh Hậu Giang, Tin Trong Nước
Báo Đấu thầu,
“Cú hích” trong đấu thầu thuốc, vật tư y tế
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
06:17:11 25/09/2024
theo đường link
https://baodauthau.vn/cu-hich-trong-dau-thau-thuoc-vat-tu-y-te-post165350.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Tác giả: Trần Nam Nam miền Bắc Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam (BĐT) - Luật Đấu thầu, Luật Khám chữa bệnh có hiệu lực năm 2024 tạo nền tảng pháp lý mới cho hoạt động đấu thầu. Cùng với đó, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (Hệ thống e-GP) liên tục bổ sung nhiều tính năng mới, hỗ trợ những gói thầu phức tạp như gói thầu chia nhiều phần, phân lô, góp phần gia tăng công khai, minh bạch, hiệu quả trong đấu thầu lĩnh vực y tế. Nhiều gói thầu mua thuốc, vật tư y tế có nhiều phần/lô được đấu thầu qua mạng thu hút nhiều nhà thầu tham dự. Ảnh: Lê Tiên Công cụ hỗ trợ đắc lực Kể từ khi triển khai đấu thầu qua mạng (ĐTQM) đối với những gói thầu nhiều phần (lô) trong lĩnh vực y tế - ngày 1/1/2023 (riêng gói thầu dược liệu, vị thuốc cổ truyền áp dụng ĐTQM từ ngày 27/4/2023), theo thống kê của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, đến ngày 12/9/2024, cả nước đã có 6.714 gói thầu thuốc, vật tư, hóa chất có nhiều phần/lô được ĐTQM với tổng giá trị lên tới 178.156 tỷ đồng. Trong đó, không ít gói thầu có giá trị hàng nghìn tỷ đồng với hàng nghìn mặt hàng. Đơn cử, Gói thầu Thuốc generic thuộc Dự toán Cung cấp thuốc năm 2023 - 2025 cho các cơ sở y tế trong tỉnh An Giang (giá gói thầu hơn 2.133 tỷ đồng với 1.927 phần/lô) hoàn thành lựa chọn nhà thầu (LCNT) qua mạng vào tháng 9/2023. Gói thầu 01 Mua sắm tập trung vật tư y tế kỹ thuật cao cho các cơ sở y tế trong tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2023 - 2025 (giá gói thầu 1.034 tỷ đồng với 668 phần/lô) có kết quả LCNT ngày 10/6/2024… Gần đây nhất, Gói thầu Cung cấp thuốc generic cho hệ thống nhà thuốc Bệnh viện Bạch Mai năm 2024 - 2025 (giá gói thầu 864,602 tỷ đồng với 1.587 phần/lô) dự kiến mở thầu vào ngày 30/9/2024. Sở Y tế tỉnh Hậu Giang cho biết, từ năm 2023 đến nay, 100% các gói thầu thuộc lĩnh vực y tế tại Hậu Giang đều được thực hiện qua mạng. ĐTQM mang lại lợi ích rất lớn so với đấu thầu truyền thống, tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí cho nhà thầu tham gia, đồng thời giảm phiền hà về thủ tục hành chính trong đấu thầu, đặc biệt là các khâu như mở thầu kỹ thuật, mở thầu tài chính (các nhà thầu không cần đến để tham gia mở thầu), các báo cáo đánh giá quá trình xét thầu đều được webform hỗ trợ (ngoại trừ gói thầu mua thuốc). “Lợi ích lớn nhất là công khai, minh bạch thông tin về đấu thầu, mọi hoạt động đều được thực hiện trên Hệ thống e-GP. Các nhà thầu có thể giám sát việc đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT). Công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động đấu thầu cũng rất thuận lợi. Gánh nặng lưu trữ hồ sơ liên quan đến đấu thầu giảm nhiều so với đấu thầu truyền thống”, Sở Y tế tỉnh Hậu Giang cho biết. Ông Lê Đình Cường - Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương đánh giá, thời gian đầu, Hệ thống e-GP hoạt động chưa thực sự ổn định nên khiến không ít đơn vị e ngại, lúng túng khi triển khai ĐTQM gói thầu có nhiều phần/lô. Đến nay, Hệ thống đã vận hành trơn tru, thuận tiện và mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia. Theo ông Cường, mỗi năm Bệnh viện tổ chức đấu thầu nhiều gói thầu, mỗi gói có hàng trăm mặt hàng, mỗi mặt hàng có nhiều nhà thầu tham dự và phải có ít nhất 1 bộ hồ sơ gốc, 2 - 3 bản sao với mỗi mặt hàng. Trước đây, nhà thầu tham dự 100 mặt hàng thì số lượng hồ sơ lên tới 300 bộ cả bản gốc và bản sao, dẫn đến khối lượng tài liệu chủ đầu tư phải lưu trữ rất lớn, trong khi Bệnh viện chật chội, kho tàng lưu trữ hạn chế, phải đi thuê địa điểm bên ngoài với chi phí đắt đỏ. Từ khi triển khai ĐTQM, khối lượng công việc lưu trữ giảm, số lượng nhà thầu gia tăng, mang đến nhiều lựa chọn hơn. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, ông Nguyễn Hải Hà - Trưởng phòng Vật tư - Kỹ thuật - Thiết bị y tế cho biết, ĐTQM cùng với việc triển khai phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ thay vì 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ, hay chỉ thương thảo hợp đồng khi thực sự cần thiết… đã giúp chủ đầu tư giảm một nửa thời gian tổ chức LCNT. Hệ thống có các trường khai báo cụ thể nên đã rút gọn nhiều thủ tục. “Có nhiều gói thầu mua vật tư tiêu hao chỉ xét thầu trong 2 - 3 tuần, gói thầu thiết bị y tế chỉ trong 1 tuần là xét thầu xong”, ông Hà nói. Theo đánh giá của ông Hoàng Cương, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính thuộc Bộ Y tế, việc tra cứu thông tin giá trúng thầu từ Hệ thống e-GP để phục vụ lập giá gói thầu hiện khá dễ dàng. Thông tin về kết quả LCNT của tất cả các gói thầu cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế đều được công khai. Bên cạnh đó, Hệ thống còn có 6 tính năng, gồm: lập giá gói thầu dành cho chủ đầu tư/bên mời thầu/cơ quan có thẩm quyền; hỗ trợ lập giá dự thầu dành cho nhà thầu; thống kê, giám sát hoạt động đấu thầu dành cho chủ đầu tư/bên mời thầu/đơn vị quản lý đấu thầu; thống kê, giám sát hoạt động đấu thầu trên trang chủ dành cho tất cả người dùng; phân tích chủ đầu tư/bên mời thầu dành cho nhà thầu; tìm kiếm (danh mục hàng hóa, mã HS với gói thầu mua sắm hàng hóa) và tìm kiếm nâng cao (với tên hoạt chất, tên dược liệu, tên khoa học, tên vị thuốc cổ truyền đối với các gói thầu thuốc). Từ phía cộng đồng doanh nghiệp, cán bộ phụ trách công tác đấu thầu thuộc Công ty CP Tập đoàn Merap cho biết, Nhà thầu vô cùng bận rộn vì đang vào “mùa” đấu thầu. ĐTQM mở ra rất nhiều cơ hội cho các nhà thầu khi việc tiếp cận thông tin cũng như nộp HSDT ngày càng dễ dàng, thuận lợi, dù áp lực lớn hơn vì cạnh tranh gia tăng, cả về giá và chất lượng sản phẩm. Khảo sát thực tế cho thấy, tại Gói thầu Thuốc generic thuộc Dự toán Mua sắm thuốc cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2024 - 2025, riêng phần/lô PP2400082994 Paracetamol có tới 13 nhà thầu tham dự với khoảng chào giá rất cạnh tranh, giá dự thầu thấp nhất chưa bằng một nửa giá dự thầu cao nhất. Tương tự, phần/lô PP2300459335 thuộc Gói 1 Mua sắm vật tư y tế dùng trong chấn thương chỉnh hình và cột sống của Bệnh viện Bạch Mai có tới 8 nhà thầu tham dự… Cần tăng thêm nhiều tiện ích Từ những đòi hỏi thực tiễn, một số địa phương, đơn vị đề xuất tiếp tục hoàn thiện các tính năng của Hệ thống e-GP để hỗ trợ tốt nhất cho các gói thầu mua thuốc có nhiều phần, lô. Ông Bùi Hoàng Quân - Trưởng phòng Nghiệp vụ dược thuộc Sở Y tế Hậu Giang đề xuất, Hệ thống cần bổ sung tính năng xét thầu trực tuyến đối với thuốc; bổ sung tính năng kê khai bảng điểm kỹ thuật dưới dạng webform để đảm bảo chính xác thông tin xét thầu. Để đẩy nhanh tiến độ LCNT đối với những gói thầu có nhiều phần/lô, theo ông Nguyễn Hải Hà, Hệ thống cần bổ sung tính năng nhập thông tin (up file) tự động trong trường hợp có nhiều thông tin giống nhau, tránh thao tác lặp đi lặp lại nhiều lần, đặc biệt là những gói thầu có hàng trăm, hàng nghìn phần/lô. Ví dụ, nhà thầu đạt 100% các phần/lô tham dự thì chỉ cần chọn trường “tất cả”, hoặc có thể lược bỏ những phần/lô không đạt. Khâu mất nhiều thời gian nhất hiện nay đối với các chủ đầu tư, bên mời thầu được nhiều ý kiến chỉ ra là giải quyết kiến nghị của nhà thầu. Ông Hà đề xuất, để tránh bỏ sót kiến nghị, thu nhận và xử lý nhanh hơn thông tin kiến nghị, Hệ thống nên chia tách trường thông tin “kiến nghị” thành các mục nhỏ như: kiến nghị về HSMT trong thời gian phát hành, kiến nghị sau khi mở HSDT, kiến nghị sau khi có kết quả LCNT. Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, Hệ thống cần bổ sung tính năng đăng tải kết quả LCNT theo từng phần/lô; cho phép phê duyệt và đăng tải kết quả LCNT những phần/lô đã chấm xong trước thay vì chờ đợi cả gói thầu… Theo ông Lê Đình Cường, hiệu quả của hoạt động đấu thầu không chỉ phụ thuộc vào Hệ thống e-GP, mà còn phụ thuộc vào yếu tố con người. Kể từ khi Luật Đấu thầu năm 2023 có hiệu lực đến nay, đơn vị nào nhanh thì có thể đang thực hiện LCNT qua mạng lượt 2, còn đa số vẫn ở lượt 1 do các chủ thể tham gia đều cần có thời gian cập nhật, thẩm thấu các quy định mới về đấu thầu cũng như những tính năng mới của Hệ thống. Đến nay, một số cá nhân, tổ chức vẫn chưa thực sự nắm vững nên còn lúng túng trong triển khai thực hiện, kể cả một số đơn vị tư vấn lập/thẩm định HSMT, đánh giá HSDT, thẩm định kết quả LCNT. Do vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, các chủ thể tham gia hoạt động đấu thầu cần tích cực, chủ động hơn nữa trong việc cập nhật kiến thức về đấu thầu. Khi nắm vững quy định mới có thể tuân thủ đúng, từ đó khai thác tối đa hiệu quả công cụ ĐTQM.