Báo Vnexpress,

Cựu công an hướng dẫn giám đốc doanh nghiệp 'đối phó' cơ quan điều tra

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 01:50:15 04/10/2024 theo đường link https://vnexpress.net/cuu-cong-an-huong-dan-giam-doc-doanh-nghiep-doi-pho-co-quan-dieu-tra-4799999.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Ông Nguyễn Xuân Thông, cựu cán bộ Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương, bị cáo buộc biết rõ giám đốc doanh nghiệp có hành vi đưa hối lộ song vẫn hướng dẫn cách khai báo gian dối.
Ông Thông, 49 tuổi, là người duy nhất trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2 bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố về tội Che giấu tội phạm . 16 người còn lại bị đề nghị truy tố về các tội Đưa hối lộ, Nhận hối lộLợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo kết luận điều tra, ông Thông quen Trần Minh Tuấn (Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hòa) từ năm 2009, có quan hệ trong công việc. Năm 2021, ông Thông được Tuấn khoe có mối quan hệ với 4 Bộ (Ngoại giao, Y tế, Giao thông vận tải, Quốc phòng) để nhờ được tổ chức chuyến bay đưa công dân Việt Nam hồi hương, tránh Covid-19.
Song vướng mắc Tuấn gặp phải là ở Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an nên nhờ ông Thông tác động gỡ giúp. Ông Thông sau đó đã nhờ Cục Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra, sớm ban hành văn bản đồng ý cho Công ty Xây dựng và quản lý nguồn nhân lực Quang Trung của Tuấn được tổ chức chuyến bay. Được Cục này đồng ý, doanh nghiệp của Tuấn tổ chức đưa người lao động thành công từ Đài Loan về Hải Dương cách ly.
Từ tháng 7/2021 đến 9/2021, Tuấn nhiều lần nhắn tin gửi ảnh chụp các văn bản về chủ trương, kế hoạch tổ chức chuyến bay qua mạng xã hội Zalo cho Thông. Trong đó có hai văn bản của Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao đóng dấu "Mật".
Vẫn như những lần trước, Tuấn khẳng định "xử lý được" nên chỉ đề nghị ông Thông can thiệp giúp chỗ Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Lúc này mọi việc bị ngưng trệ khi ông Thông không giải quyết được, còn ông Tuấn lại xảy ra mâu thuẫn với đối tác nên phải dừng thực hiện các chuyến bay.
Các bị cáo trong phiên sơ thẩm giai đoạn 1 vụ án "chuyến bay giải cứu". Ảnh: Ngọc Thành
Đến tháng 6/2022, khi Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đang điều tra vụ án "chuyến bay giải cứu", ông Tuấn nói cho ông Thông biết và nhờ tìm cách giúp đỡ. Do từng trao đổi khi thực hiện đưa công dân về nước nên ông Thông biết rõ ông Tuấn đang bị điều tra về hành vi đưa hối lộ để được tổ chức chuyến bay.
Ngày 19/7/2022, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an có giấy triệu tập Tuấn đến làm việc vào hôm sau. Tối cùng ngày, ông Thông và Tuấn gặp nhau bàn bạc tại Hà Nội. Ngay sau đó, ông Thông gọi điện đến Cục An ninh điều tra giới thiệu "bản thân đang công tác tại Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương" để đề nghị điều tra viên cho Tuấn được lùi thời gian làm việc vào ngày khác vì anh ta đang đi công tác tại Nghệ An không về kịp.
10 ngày sau, ông Thông lại gặp Tuấn cùng một số người khác tại quán ăn gần trụ sở Bộ Công an. Cuộc gặp với mục đích tư vấn giúp Tuấn khai báo với Cơ quan An ninh về các nội dung liên quan vụ án theo hướng có lợi. Cuộc gặp này còn có sự tham dự của một cán bộ Phòng 2 Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương.
Tại cuộc gặp, ông Tuấn thừa nhận đã cầm hơn 10 tỷ đồng của Phạm Bích Hằng (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vinamichi, bị can tại giai đoạn một của vụ án "chuyến bay giải cứu") để đưa hối lộ cho những người có thẩm quyền. Tiền còn được dùng để xin thủ tục tổ chức chuyến bay cho một số doanh nghiệp của Hằng.
Ông Tuấn đề nghị Thông hướng dẫn cách khai với cơ quan điều tra như thế nào về việc này cho có lợi. Tất cả thống nhất Tuấn không được khai về số tiền nhận của Hằng để đi đưa hối lộ. Ông Tuấn cần khai gian dối rằng đã "trả lại hết cho Hằng bằng tiền mặt", những nội dung khác cứ khai "không biết để về suy nghĩ, trả lời sau".
Trần Minh Tuấn đến tòa sơ thẩm ở giai đoạn 1 vụ chuyến bay giải cứu. Ảnh: Ngọc Thành
Ngày 3/8/2022, Tuấn và Phạm Bá Sơn (lao động tự do, đã bị xét xử ở giai đoạn 1) đến Cục An ninh điều tra Bộ Công an làm việc và đã khai báo gian dối về hành vi như đã được hướng dẫn. Hai tháng sau, Tuấn trốn khỏi nơi cư trú khiến công an không thi hành được quyết định khởi tố bị can, tạm giam.
Ngày 25/11/2022, Tuấn bị bắt khi đang lẩn trốn tại Thừa Thiên Huế và sau đó vẫn tiếp tục khai báo gian dối nhằm che giấu hành vi phạm tội. Việc này gây khó khăn, cản trở rất lớn cho công tác điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của Tuấn và đồng phạm.
Cơ quan điều tra đánh giá, dù không hứa hẹn trước nhưng Thông biết rõ hành vi phạm tội của Tuấn mà vẫn hướng dẫn khai báo gian dối để che giấu, nhằm thoát tội. Hành vi của Thông là che giấu tội phạm và đã gây cản trở việc điều tra, xử lý vụ án.
Tại giai đoạn 1, Tuấn đã bị phạt 16 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 2 năm tù tội Đưa hối lộ, tổng hợp 18 năm tù. Tuấn không bị xử lý thêm tội danh ở vụ án giai đoạn hai.
Sao chép thành công