Báo điện tử Pháp Luật TP Hồ Chí Minh,

Đảng đoàn Quốc hội: Bộ, ngành phải chủ động cùng TP.HCM thực hiện cơ chế đặc thù

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 05:30:38 06/10/2024 theo đường link https://plo.vn/dang-doan-quoc-hoi-bo-nganh-phai-chu-dong-cung-tphcm-thuc-hien-co-che-dac-thu-post813482.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(PLO)- Các thành viên của Đảng đoàn Quốc hội đều cho rằng, bộ, ngành phải tích cực chủ động, cùng TP.HCM thực hiện cơ chế đặc thù chứ không chỉ là sự đeo bám đơn phương từ phía chính quyền TP.
Nam miền Bắc
Nam miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
Sáng 5-10, Đảng đoàn Quốc hội đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Bí thư Thành ủy TP.HCM cùng chủ trì buổi làm việc. Ảnh: THANH TUYỀN
Bộ, ngành phải cùng TP.HCM thực hiện cơ chế đặc thù Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết đây là lần thứ ba ông làm việc với TP.HCM với tư cách thành viên Đảng đoàn Quốc hội. Qua theo dõi, ông nhận thấy địa phương đã có cách làm mới, quyết tâm mới.
Đề cập thẳng đến các kiến nghị của TP.HCM, ông Nguyễn Khắc Định nhắc đến Luật Đô thị đặc biệt TP.HCM và nói nếu thấy cần, chính quyền TP chủ động tổ chức nghiên cứu.
“Như Hà Nội cần cũng đã xây dựng Luật Thủ đô. Chúng tôi sẽ cử Ủy ban Pháp luật phối hợp và làm việc thường xuyên, cố gắng trình trong khóa XV”- ông nói.
Với các vấn đề về đường sắt đô thị, trung tâm tài chính quốc tế, theo ông Định thì tầm nhìn, tư duy trong đề án này là tư duy mới dám nhìn xa dám nhìn rộng. TP.HCM trình ba nội dung này trong kỳ họp tới là rất tốt.
Nói riêng về Trung tâm tài chính quốc tế, ông Định cho rằng nếu làm được sẽ là đòn bẩy lớn không chỉ cho TP.HCM mà cho cả nước.
“Phải có những cơ chế đặc thù đặc biệt so với quy định pháp luật hiện nay thì mới làm được. Đề nghị TP.HCM trình khẩn trương Chính phủ để Bộ Chính trị xem xét. Sau khi Bộ Chính trị có kết luận thì thì Đảng đoàn Quốc hội sẽ làm trong thời gian nhanh nhất” - ông nói.
Còn với Nghị quyết 131, ông Nguyễn Khắc Định cho rằng không cần phải chờ đến tổng kết 5 năm, TP.HCM có thể sơ kết sớm và có đề xuất, kiến nghị nếu thấy cần thiết.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương ghi nhận những nỗ lực của TP.HCM khi thực hiện Nghị quyết 98. Trong vòng 14 tháng, TP đã áp dụng 30/44 cơ chế đặc thù, quy định 7 nhóm lĩnh vực, hơn cả thời kỳ 6 năm thực hiện Nghị quyết 54.
“Đó là điều phải khẳng định. Nhiều cơ chế, chính sách TP triển khai đã đi vào cuộc sống. Vì vậy, nó cũng tháo gỡ rất nhiều” - ông Phương đánh giá.
Điểm qua vài nét nổi bật của kinh tế TP.HCM, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng có thể nhìn thấy giá trị tuyệt đối mà kinh tế TP mang lại là không nhỏ.
Đi sâu hơn vào những nguyên nhân được phía chính quyền TP.HCM nêu ra làm công việc bị trì hoãn, cản trở đà phát triển, ông Trần Quang Phương nói bản thân quan tâm đến lý do “các cơ quan được phân công chủ trì chưa quyết liệt đeo bám bộ ngành”.
“Nghe rất xót xa. Tại sao TP lại phải đeo bám trong khi đây là một sự phối hợp. Chúng ta cần đổi mới cách làm. Trách nhiệm các cơ quan của TP, ra làm việc với bộ ngành như vậy là đúng luật; nhưng các bộ, ngành phải đổi mới cách làm, phải đeo bám với TP để tháo gỡ” - Phó chủ tịch Quốc hội nói.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nói: "Tại sao TP lại phải đeo bám trong khi đây là một sự phối hợp. Chúng ta cần đổi mới cách làm". Ảnh: THANH THÙY
Ông kể thêm kinh nghiệm khi nghiên cứu mô hình Khu thương mại tự do Thượng Hải, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình trực tiếp đưa các cơ quan xuống Thượng Hải, yêu cầu phải làm cho được khu thương mại tự do. Chính vì vậy, các cơ quan bộ, ngành cùng xuống tháo gỡ cùng TP để giải quyết vấn đề chứ không chỉ đợi bên dưới đề xuất.
“Tôi đề nghị TP tích cực hơn trong quyền hạn của mình nhưng các bộ ngành cũng phải bám sát để tháo gỡ cho TP” - ông Trần Quang Phương nói.
Nhắc lại nghị quyết 98 , ông Phương nói tinh thần của Nghị quyết 98 là cơ chế chính sách đột phá và TP.HCM làm thí điểm nhưng địa phương lại báo cáo nhiều nội dung vẫn phải làm theo quy trình, thủ tục hiện hành.
Các đại biểu góp ý cho TP.HCM. Ảnh: THANH TUYỀN
Ông nhìn nhận, việc chậm thực hiện các cơ chế đặc thù có nguyên nhân khách quan là chưa có khung pháp lý và cần thời gian nghiên cứu. Nhưng phải xem xét kĩ, rằng có những vấn đề đã có các quy định chuyển tiếp.
Ông ví dụ, trong điều khoản thi hành Nghị quyết 98 nêu rõ nếu cùng một vấn đề nhưng có sự khác nhau giữa Nghị quyết này và luật, quy định khác thì phải áp dụng Nghị quyết 98 thực hiện.
"Cần bám chắc cái này để triển khai, lòng vòng, chờ đợi bộ ngành ý kiến thì rất khó" - ông Trần Quang Phương nói.
Chủ tịch Quốc hội: "Tắc đâu thông đó, khó đâu tháo đó" Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết TP.HCM luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của cả nước. Quan điểm này đã được thể hiện qua các cuộc làm việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ liên tục dành cho TP.HCM trong hai tháng vừa qua.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết TP.HCM luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của cả nước. Ảnh: THANH TUYỀN
Ông đồng tình với quan điểm và đề nghị của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương và bày tỏ, cần quan tâm tháo gỡ thể chế , để TP.HCM đạt mục tiêu tăng trưởng tương xứng với tiềm năng, vị thế.
“Các bộ phải vào TP.HCM chứ không phải cứ để TP.HCM ra làm việc với các bộ. Đảng đoàn Quốc hội hôm nay vào TP.HCM, tôi mong các đồng chí sau này vào nhiều hơn nữa để lắng nghe, giải quyết các kiến nghị tháo gỡ khó khăn của TP.HCM" - Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
Ông Trần Thanh Mẫn nêu quan điểm “tắc đâu thông đó, khó đâu tháo đó” cho TP.HCM để tháo gỡ về cơ chế, chính sách, thể chế, nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cao nhất.
Ông cho biết việc tháo gỡ cũng sẽ theo cách làm mới, tư duy xây dựng pháp luật mới. Quốc hội chỉ quyết định những chính sách theo Hiến pháp, vị trí, chức năng của Quốc hội, còn các thông tư, nghị định sẽ giao lại cho Chính phủ ban hành để nếu có vướng mắc sẽ sửa nhanh hơn.
"Quan điểm tư tưởng mới còn là để địa phương quyết, địa phương làm và địa phương chịu trách nhiệm. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Quốc hội ban hành cơ chế giám sát, Chính phủ triển khai thực hiện. Quá trình vừa làm, vừa học, vừa rút kinh nghiệm, nếu thiếu gì bổ sung cái đó, luật thời điểm nào cần phải sửa sẽ sửa" - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cho biết ông luôn ủng hộ cho sự phát triển của TP.HCM.
Về ba nội dung mà TP.HCM chuẩn bị trình Quốc hội gồm đề án dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP.HCM, đề án đường sắt đô thị TP.HCM và đề án xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại TP.HCM, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ ông rất ủng hộ.
Các thành viên khác thuộc Đảng đoàn Quốc hội cũng ủng hộ TP.HCM trong việc xây dựng, trình ba nội dung này.
"TP.HCM có tư duy, tầm nhìn để quyết định. Đây là vấn đề cấp bách, yêu cầu khách quan. Đảng đoàn Quốc hội, Thường vụ Quốc hội sẵn sàng phối hợp khẩn trương, thường xuyên, cơ bản ủng hộ, tổ chức họp bàn khi các đề án trình lên" - ông nói và lưu ý khi trình hồ sơ đầy đủ theo quy định, làm rõ căn cứ pháp lý, đánh giá kỹ tác động, thực hiện theo quy trình, thủ tục đã được quy định.
Nói thêm, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội cho rằng Trung ương cũng phải giải được bài toán cân đối nhu cầu về vốn. Bởi theo ông, khi nhiều dự án giao thông trọng điểm cũng đang được đưa vào khai thác, cần tính toán để đảm bảo nguồn vốn trung ương, địa phương.
Sao chép thành công