Chuyên trang Pháp luật và Xã hội - Báo KTĐT,
Đăng ký giải chạy marathon cho con, mẹ mất gần 1 tỷ đồng
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
07:31:55 08/10/2024
theo đường link
https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/dang-ky-giai-chay-marathon-cho-con-me-mat-gan-1-ty-dong-397187.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Theo CATP Hà Nội, thời gian gần đây, các giải chạy marathon đã trở thành ngày hội thể thao dành cho các gia đình. Nhiều phụ huynh mong muốn trẻ em có một sân chơi lành mạnh, bổ ích để phát triển thể chất và tinh thần nên đăng ký giải chạy cho con. Lợi dụng tâm lý đó, một số đối tượng đã sử dụng mạng xã hội giả mạo các giải chạy rồi dẫn dụ phụ huynh đăng ký và tìm cách lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trang mạng xã hội lừa đảo được khuyến cáo. (Ảnh chụp từ facebook) Nạn nhân mới đây là chị T, ở Hà Nội có truy cập quảng cáo trên trang facebook “KIDS RUN - Marathon” về giải chạy cho các bạn nhỏ từ 4-15 tuổi và gia đình. Trang facebook này thường xuyên đăng tải bài viết về cơ cấu giải thưởng cuộc thi như: toàn bộ chi phí quà tặng cho vận động viên xuất sắc sẽ được sử dụng để thêm vào chi phí cho chuyến đi từ thiện sau khi giải chạy kết thúc, là giải chạy vì đồng bào, chạy vì rừng xanh…”. Thấy đây là sân chơi hay, bổ ích cho con, chị T đã nhắn tin đăng ký tham gia và được "Ban tổ chức" yêu cầu tham gia hoạt động khảo sát thì sẽ được xét duyệt vào nhóm hoạt động chung của phụ huynh để giao lưu, trao đổi. Khi vào nhóm, chị T được một "phụ huynh" nhờ thực hiện nhiệm vụ để giúp các nhà tài trợ giải chạy đẩy lượt bán sản phẩm. Sau 2 lần chuyển khoản với số tiền 850 nghìn đồng, 3 triệu đồng, chị T nhận lại được đủ số tiền. Khi số tiền tăng lên thì chị T không nhận lại được và được các “phụ huynh” trong nhóm nhắn tin hỏi và trao đổi “cũng không nhận lại được tiền nhưng sau khi thực hiện thêm nhiệm vụ, được nhận lại đủ số tiền của cả 2 lần”. Nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo, chị T yêu cầu các "phụ huynh" kia gửi ảnh căn cước công dân. Do thấy ảnh căn cước công dân đáng tin cậy, chị T tiếp tục chuyển 7 lần với tổng số tiền gần 1 tỷ đồng. Lúc này, chị không rút được tiền nên mới biết mình bị lừa và đến cơ quan công an trình báo sự việc. Để phòng tránh lừa đảo, CATP Nội đề nghị người dân cần thận trọng khi tham gia mạng xã hội, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn chuyển tiền cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào và bất kỳ lý do gì nếu chưa xác định chính xác danh tính người nhận tiền. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất. Quý Khánh