Nội dung liên quan Huyện Lạc Dương, Tỉnh Lâm Đồng, Tin Trong Nước
Báo Nhân Dân,
Đánh giá tác động của tăng lương cơ sở với người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
05:18:30 01/10/2024
theo đường link
https://nhandan.vn/danh-gia-tac-dong-cua-tang-luong-co-so-voi-nguoi-tham-gia-bao-hiem-xa-hoi-bao-hiem-y-te-tu-nguyen-post833997.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
NDO - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trả lời kiến nghị của cử tri về việc cần đánh giá tác động của tăng lương cơ sở đối với các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế tự nguyện. Đồng thời, xem xét nâng mức hỗ trợ đối với các đối tượng này, vì hiện nay đời sống người dân rất khó khăn. Nam miền Bắc Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Tháp với nội dung như sau: “Kiến nghị cần đánh giá tác động của tăng lương cơ sở đối với các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế tự nguyện; xem xét nâng mức hỗ trợ đối với các đối tượng này, vì hiện nay đời sống người dân rất khó khăn”. Vấn đề này, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trả lời như sau: Trước hết, về đánh giá tác động của việc tăng mức lương cơ sở đối với người tham gia bảo hiểm xã hội, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã chủ động nghiên cứu, phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành khác liên quan đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách tiền lương mới đối với việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (trong đó có việc đánh giá tác động của việc tăng mức lương cơ sở đối với người đang tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội) gửi Bộ Nội vụ tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền khi xem xét phương án thực hiện chính sách tiền lương mới. Tiếp đó, về việc xem xét nâng mức hỗ trợ đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện , chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bắt đầu thực hiện từ ngày 1/1/2018 với các mức hỗ trợ hiện hành định tại Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ, đồng thời khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Ngày 23/5/2018, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, trong đó có nội dung: “...có sự hỗ trợ phù hợp từ ngân sách nhà nước cho nông dân, người nghèo, người có thu nhập thấp, lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội để mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội”. Như vậy, nội dung kiến nghị của cử tri sẽ được trao đổi, thảo luận trong quá trình nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội, trong đó có nội dung về chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW nêu trên. Ngoài ra, về đánh giá tác động của việc tăng mức lương cơ sở đối với người tham gia bảo hiểm y tế và kiến nghị hỗ trợ đối với người tham gia bảo hiểm y tế, dựa trên phạm vi quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, Quốc hội và Chính phủ đã quy định mức đóng bảo hiểm y tế dựa trên điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và khả năng đóng góp của Nhà nước, doanh nghiệp, người lao động và người dân. Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng tối đa bằng 6% mức tiền lương hoặc tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hoặc mức lương cơ sở. Trên cơ sở quy định của Luật Bảo hiểm y tế, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đã quy định mức đóng bảo hiểm y tế là 4,5%. Để khuyến khích và hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế, Luật Bảo hiểm y tế, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP và Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP đã quy định các mức đóng và hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người sinh sống tại các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, hộ nông, lâm, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình. Đối với nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm y tế như sau: (1) người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; (2) người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; (3) từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Ngoài ra, Nghị định số 75/2023/NĐ-CP quy định Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào khả năng ngân sách của địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức hỗ trợ thêm, mức hỗ trợ đóng cho các đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế và không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến hết tháng 8/2024, toàn quốc có hơn 18,742 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, tăng 8,79% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 16,889 triệu người, tăng 6,83%; số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là 1,852 triệu người, tăng 30,65% so với cùng kỳ năm 2023. Số người tham gia bảo hiểm y tế trên cả nước là 92,972 triệu người; tăng 1,64% so với cùng kỳ năm 2023.