Nội dung liên quan Phường Hải Thượng, Thị Xã Nghi Sơn, Tỉnh Thanh Hóa, Tin Trong Nước
Báo Sức Khỏe & Đời Sống,
Đầu năm học, đủ loại quỹ 'bủa vây' khiến phụ huynh bức xúc
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
16:31:16 25/09/2024
theo đường link
https://suckhoedoisong.vn/dau-nam-hoc-du-loai-quy-bua-vay-khien-phu-huynh-buc-xuc-169240925095359343.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
SKĐS - Đến hẹn lại lên, câu chuyện về quỹ lớp, quỹ trường lại trở nên "nóng" khi đầu năm học mới bắt đầu. Quá nhiều khoản thu đầu năm học khiến phụ huynh hoang mang Một phụ huynh có con học lớp 11 tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ, nhà có hai con đi học mà mỗi đầu năm học lại "hoa mắt, chóng mặt" bởi ngoài tiền học chính, học thêm, tiền sách vở, đồng phục, dụng cụ học tập... thì sau khi họp phụ huynh đầu năm xong Ban phụ huynh lớp lại tiếp tục thông báo thu các khoản quỹ lớp, quỹ khối, quỹ trường... "Quỹ lớp đương nhiên là cần nhưng nhiều quá. Ban phụ huynh lớp con tôi thông báo học kỳ I thu quỹ lớp 3 triệu đồng trên tinh thần tự nguyện, trong đó bao gồm quỹ lớp, quỹ trường và cả quỹ khối. Đóng thì thấy không thỏa đáng, không đóng thì tự nhiên thành ra cả lớp đóng, mỗi mình con mình không đóng". Có con năm nay lên lớp 5, một phụ huynh khác cho biết không hài lòng khi họp phụ huynh lớp đầu năm thì cô giáo chủ nhiệm thông báo chủ trương của nhà trường là thu quỹ lớp trên tinh thần tự nguyện, không cào bằng. "Vậy mà khi Ban đại diện cha mẹ học sinh được bầu, các thành viên trong ban đã đưa ra con số dự toán chi tiêu trong học kỳ I lên đến gần 80 triệu đồng và thông báo mỗi cháu sẽ đóng 1,5 triệu đồng". Vị phụ huynh này cho rằng, có phải chỉ riêng quỹ lớp đâu, còn có quỹ trường. Trường có 5 khối, mỗi khối từ 7-10 lớp thì số tiền này không hề nhỏ và chúng tôi không hiểu số tiền đó để làm gì? Theo tôi, nên xóa bỏ Ban đại diện cha mẹ học sinh bởi ban này giống như cánh tay nối dài của hiệu trưởng". Các khoản thu ở Trường Tiểu học Hải Thượng. Mới đây, một phụ huynh lớp 2 Trường Tiểu học Hải Thượng (Nghi Sơn, Thanh Hóa) đi họp đầu năm học cho con đã "phát hoảng" khi nhận được thông báo quá nhiều khoản thu ( ảnh ). Lý giải về điều này, bà Nguyễn Thị Yến - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hải Thượng cho biết, các khoản thu được nhà trường triển khai theo đúng quy định và theo văn bản hướng dẫn của UBND thị xã Nghi Sơn như với các khoản thu theo quy định như tiền gửi xe, tiền bảo hiểm y tế bắt buộc. Còn các khoản thu của tổ chức đoàn thể như quỹ đội, chữ thập đỏ, kế hoạch nhỏ, hồ sơ học sinh; khoản thu dịch vụ như tiền vệ sinh trường học, nước uống, sổ liên lạc điện tử, thẻ học sinh, kỹ năng sống và tiếng Anh, tất cả đều căn cứ vào văn bản của UBND thị xã Nghi Sơn cho phép. Riêng với 2 khoản thu là kỹ năng sống và tiếng Anh, là khoản thu dịch vụ, theo thỏa thuận và không bắt buộc. Khoản thu tiếng Anh (trường liên kết với các trung tâm tiếng Anh) chỉ triển khai làm quen ở lớp 1, lớp 2, còn đến lớp 3, 4, 5 thì đã học theo chương trình bắt buộc. Với khoản thu kỹ năng sống được triển khai ở tất cả các khối lớp. Khoản thu này nhà trường mới dự kiến đưa vào năm học chứ chưa triển khai. Sau đó căn cứ vào việc phụ huynh đăng ký học cho con mới liên kết với trung tâm, làm hợp đồng dạy. Giáo viên chủ nhiệm lớp này đã tự tính tổng và thông báo cho phụ huynh". Theo Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hải Thượng, nhà trường đã tiến hành họp với hội đại diện cha mẹ học sinh để truyền đạt thêm những thông tin về các khoản thu. "Nhà trường đã yêu cầu cô giáo viết bản kiểm điểm và chịu trách nhiệm trước việc làm sai của mình. Nhà trường công khai các khoản thu theo quy định tới phụ huynh chứ không có gì mờ ám. Tuy nhiên, tôi cũng nhận trách nhiệm chưa bao quát hết các lớp nên để thông tin trao đổi giữa giáo viên với phụ huynh chưa chính xác khiến phụ huynh hoang mang". Các khoản quỹ phụ huynh phải được quy định mức thu trần và mang tính tự nguyện Theo GS.TS.Phạm Tất Dong - nguyên Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, dù đã có các biện pháp và quy định cụ thể, lạm thu vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt qua ban đại diện cha mẹ học sinh. Gốc rễ của vấn đề nằm ở sự tự giác và sự trong sạch của những người đứng đầu nhà trường, vì chỉ khi họ thực sự minh bạch và tuân thủ quy định, lạm thu mới có thể chấm dứt. Chia sẻ của phụ huynh trên mạng xã hội về quỹ lớp, quỹ trường. GS.TS.Phạm Tất Dong cho rằng, ngăn chặn lạm thu không chỉ dừng lại ở việc ban hành quy định mà còn cần cơ chế quản lý chặt chẽ, nhằm đảm bảo các trường tuân thủ đúng theo quy định. Dù các cơ quan quản lý yêu cầu các trường phải công khai các khoản thu, nhưng nhiều trường vẫn có thể tìm cách "lách luật" nếu không có sự kiểm tra và giám sát chặt chẽ từ phía quản lý. Do đó, vấn đề không chỉ là đưa ra biện pháp, mà còn cần tổ chức và thực thi chúng một cách hiệu quả nhằm đảm bảo tính minh bạch và công khai trong các hoạt động thu chi. Ngoài ra, cần rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thu, chi trong nhà trường. Các khoản quỹ phụ huynh phải được quy định mức thu trần và mang tính tự nguyện, tránh tình trạng ép buộc phụ huynh đóng các khoản không hợp lý. "Vai trò quan trọng thuộc về người đứng đầu các cơ sở giáo dục trong việc ngăn chặn lạm thu. Nếu không có sự khởi xướng hoặc dung túng từ phía hiệu trưởng, giáo viên sẽ khó lòng tự ý đề ra các khoản thu vô lý. Nếu có dư luận không tốt về việc nhà trường yêu cầu phụ huynh đóng các khoản tiền tăng cường mà không dựa trên tinh thần tự nguyện, các cơ quan quản lý giáo dục cần nhanh chóng vào cuộc xử lý. Nếu phát hiện có sự ép buộc, cần truy cứu trách nhiệm người đứng đầu và áp dụng hình thức xử phạt nghiêm khắc để răn đe các trường hợp tương tự. Chỉ khi có sự quyết tâm và cam kết từ các cơ quan quản lý, cùng với việc thực thi nghiêm túc các quy định, mới có thể giải quyết triệt để tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục. Việc xử lý nghiêm người đứng đầu cơ sở giáo dục vi phạm sẽ là biện pháp cần thiết để ngăn chặn và giải quyết dứt điểm vấn đề này", GS.TS.Phạm Tất Dong cho biết. Về việc có nên xóa bỏ Ban đại diện cha mẹ học sinh hay không, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, cần có "ban đại diện cha mẹ học sinh" của trường, lớp vì nhà trường, gia đình, xã hội cần chung tay làm nhiệm vụ giáo dục. Mỗi lớp hàng chục học sinh, một giáo viên không thể thông báo tình hình tới từng em thì "ban phụ huynh" phối hợp sát sao để cập nhật, trao đổi với các phụ huynh khác. Khi xảy ra sự việc, tình huống, nhà trường, giáo viên cũng sẽ trao đổi và có ý kiến của ban phụ huynh. "Tuy nhiên, ban này được lập ra cần thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, không nên đi thu tiền hay "đẻ" ra các loại quỹ để thu. "Nếu khoản thu đúng quy định, nhà trường đã có kế toán thu. Khoản không đúng quy định, ban đại diện cha mẹ học sinh càng không được lạm dụng để thu. Một số nơi yêu cầu phụ huynh đóng góp là không đúng. Cần phải dẹp bỏ hiện tượng lạm thu đó".