Nội dung liên quan Xã Xuân Thọ, Huyện Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai, Tin Trong Nước
Báo điện tử Đại biểu nhân dân,
Để nông sản rộng đường xuất khẩu
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
09:02:45 03/10/2024
theo đường link
https://daibieunhandan.vn/de-nong-san-rong-duong-xuat-khau-post392108.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Báo Đại biểu Nhân dân Tỉnh Đồng Nai đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, câu lạc bộ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và chỉ dẫn địa lý cho những loại trái cây, nông sản có ưu thế của địa phương. Như vậy sẽ bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông dân và tăng sức cạnh tranh cho nông sản, từ đó rộng đường xuất khẩu. 11 nhãn hàng hóa đăng ký bảo hộ Năm 2023, Đồng Nai cung ứng cho thị trường hơn 2 triệu tấn nông sản các loại, bao gồm các loại hạt, rau củ, trái cây, thịt, thủy sản. Nông sản ở Đồng Nai ngày càng được các nhà vườn chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng cho sản phẩm. Do đó, Đồng Nai là tỉnh nằm trong tốp đầu cả nước về việc xây dựng được nhiều mã vùng trồng, cơ sở đóng gói để xuất khẩu nông sản đi các nước. Năm 2023, Đồng Nai cung ứng cho thị trường hơn 2 triệu tấn nông sản. Ảnh: Khánh Ngọc Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tỉnh Đồng Nai, hiện tỉnh có khoảng 48.000ha cây ăn quả. Trong đó, có nhiều loại trái cây của tỉnh được coi là đặc sản như chôm chôm, sầu riêng, bưởi, quýt, xoài, mít, bơ... với sản lượng khoảng hơn 500.000 tấn/năm. Trong thời gian qua, Đồng Nai rất quan tâm trong việc xây dựng thương hiệu cho các loại nông sản chủ lực địa phương và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, để nông sản của tỉnh chiếm lĩnh thị trường trong nước cũng như mở rộng xuất khẩu. Sở NN-PTNT cho biết, đến nay toàn tỉnh có trên 131 đơn vị sản xuất, chế biến nông sản được cấp nhãn hiệu hàng hóa. Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 11 nhãn hàng hóa được đăng ký bảo hộ, như: bưởi Tân Triều, sầu riêng Long Khánh, tiêu Xuân Lộc... Chương trình vẫn tiếp tục hỗ trợ cho nhiều đơn vị trên địa bàn tỉnh tham gia đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ như rau Thống Nhất, mãng cầu xiêm Cẩm Mỹ, xoài Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc)... Các đơn vị đăng ký sẽ được hỗ trợ 50% chi phí thực hiện. Bà Nguyễn Thị Cát Tiên, Phó Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc chia sẻ, “huyện sẽ tiến hành hỗ trợ các hợp tác xã, câu lạc bộ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và chỉ dẫn địa lý cho những loại trái cây, nông sản có ưu thế của địa phương. Như vậy sẽ bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông dân và tăng sức cạnh tranh cho trái cây, nông sản”. Đến nay, huyện Xuân Lộc đã xây dựng được thương hiệu và đăng ký và được cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa cho hồ tiêu Xuân Lộc và xoài Suối Lớn. Tới đây sẽ là thanh long ruột đỏ, sầu riêng, cà phê cũng sẽ được huyện hỗ trợ xây dựng thương hiệu. Mở ra cơ hội lớn Sản phẩm hồ tiêu Xuân Lộc đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Đây là điều kiện để mở ra những cơ hội lớn cho sản phẩm hồ tiêu Xuân Lộc phát triển thương hiệu trên thị trường, nâng cao giá trị kinh tế và hướng đến sản xuất các sản phẩm hồ tiêu sạch, an toàn. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Xuân Lộc, cây hồ tiêu trên địa bàn đã được huyện Xuân Lộc quy hoạch theo tiểu vùng sản xuất chuyên canh tập trung và hiện tại đang là cây trồng lâu năm mang lại giá trị kinh tế cao nhất so với các cây trồng khác. Doanh thu trên 1ha hồ tiêu đạt từ 300 - 600 triệu đồng. Tổng diện tích tiêu của huyện Xuân Lộc hiện nay khoảng trên 2.800ha, tăng 353ha so với năm 2014, trong đó diện tích cho sản phẩm là gần 2.000ha, năng suất bình quân của cây tiêu đạt khoảng 30 tạ/ha. Cây tiêu tập trung nhiều ở các xã Suối Cao, Xuân Thọ, Xuân Bắc, Xuân Trường, Xuân Hiệp, Lang Minh… giống tiêu được trồng chủ yếu trên địa bàn là tiêu Vĩnh Linh. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Xuân Lộc cho biết, hiện nay trên địa bàn huyện có 1 hợp tác xã nông nghiệp Xuân Thọ chuyên về cây hồ tiêu, với diện tích đăng ký là 60ha. Ngoài ra còn có 42 câu lạc bộ năng suất cao cây hồ tiêu, với 1.418 thành viên trên diện tích tham gia là 1.117 ha. Tuy nhiên, thời gian qua vấn đề tiêu thụ hồ tiêu đa phần bà con vẫn bán qua kênh thương lái. Chỉ có hợp tác xã hồ tiêu Xuân Thọ mỗi năm xuất khẩu gần 100 tấn ra thị trường Ấn Độ thông qua Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam. Để nâng cao khả năng xuất khẩu, sau khi có chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa, thời gian tới huyện sẽ kêu gọi các doanh nghiệp ký kết hợp đồng thu mua sản phẩm hồ tiêu với nông dân, tạo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và xây dựng cánh đồng lớn cho cây hồ tiêu. Thông qua các mô hình trình diễn và chuyển giao kỹ thuật, dự án “Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm hồ tiêu Xuân Lộc” đã đạt được những kết quả rất tích cực. Sau khi được Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Đông Nam Bộ tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, các nhà vườn đã thay đổi nhận thức và thói quen chăm sóc cây hồ tiêu. Vườn hồ tiêu của các hộ tham gia mô hình sinh trưởng và phát triển rất tốt, ít bị nhiễm sâu bệnh hại, đặc biệt chưa có biểu hiện của bệnh chết nhanh. Theo đánh giá, hạt tiêu tại vùng đất Xuân Lộc có chất lượng tốt, sọ tiêu to, chắc, vị cay nồng rất đặc trưng. Song thời gian qua do chưa có thương hiệu nên hạt tiêu của Xuân Lộc luôn chịu giá bán ngang với hạt tiêu các vùng khác. Việc cấp nhãn hiệu “Hồ tiêu Xuân Lộc” này không chỉ giúp cho hạt tiêu của Xuân Lộc có chỗ đứng trong thị trường nội địa mà mở ra cơ hội tiến xa ra thị trường quốc tế. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai thông tin, hiện nay cả nước nói chung và Đồng Nai nói riêng đều đang hướng đến phát triển nền nông nghiệp sản xuất theo hướng sạch, an toàn và tăng trưởng xanh. Vì vậy, việc sản phẩm hồ tiêu Xuân Lộc được chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa mới chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là phải phát huy, quảng bá thương hiệu để thương hiệu hồ tiêu Xuân Lộc trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường nông sản. Thời gian tới, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục hỗ trợ xây dựng thương hiệu quốc tế cho sản phẩm hồ tiêu Xuân Lộc. Khánh Ngọc