Nội dung liên quan Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, Tin Trong Nước
Báo Nhân Dân,
Đề xuất đầu tư Cảng tàu khách quốc tế Nhà Rồng Khánh Hội
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
05:18:24 01/10/2024
theo đường link
https://nhandan.vn/de-xuat-dau-tu-cang-tau-khach-quoc-te-nha-rong-khanh-hoi-post834000.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
NDO - Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn vừa đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh , Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam cho doanh nghiệp này nghiên cứu, đầu tư Dự án Cảng tàu khách quốc tế Nhà Rồng Khánh Hội, bảo đảm tiếp nhận tàu khách quốc tế, tàu du lịch có trọng tải đến 30.000 GT. Dự án Cảng tàu khách quốc tế Nhà Rồng Khánh Hội có khả năng tiếp nhận tàu khách quốc tế có trọng tải đến 30.000 GT. Quy mô đề xuất đầu tư dự án nằm trên khu đất khoảng 68.618m , bao gồm toàn bộ khu 3 và một phần cầu K10 kéo dài đến đường Nguyễn Tất Thành (quận 4). Dự án bao gồm xây dựng bến cảng tàu khách quốc tế Nhà Rồng Khánh Hội bảo đảm cho việc tiếp nhận tàu khách quốc tế, tàu du lịch có sức chở 1.000 hành khách, cùng nơi neo đậu du thuyền. Dự án còn có các hạng mục xây dựng Khu phức hợp phục vụ quản lý khai thác như công trình dịch vụ nhà hàng, khu vui chơi; Khu phức hợp xe buýt và bãi xe bến phà, Khu vực quảng trường.... Dự kiến, tổng mức đầu tư dự án khoảng 624,9 tỷ đồng, thực hiện giai đoạn 2025-2027. Trao đổi với phóng viên báo Nhân Dân, ông Nguyễn Lê Chơn Tâm, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn, nhấn mạnh: Với bến tàu khách quốc tế hiện đại khi hình thành dọc theo khu cảng Nhà Rồng Khánh Hội sẽ góp phần cải tạo cảnh quan đô thị thành phố. Đồng thời, khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của sông Sài Gòn để xây dựng hệ sinh thái dịch vụ và du lịch ven sông, kết nối với hệ sinh thái ven kênh để phát triển du lịch đường thủy trở thành sản phẩm đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh. Theo dự báo quy hoạch hành khách bằng đường biển tới cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì lượng khách vào cảng trên khu vực sông Sài Gòn khoảng 101.500 hành khách với 81.200 khách quốc tế và 20.300 khách nội địa. Với lưu lượng hành khách như dự báo, ngoài phương án khai thác bến phục vụ cho khách đường biển và đường sông quốc tế thì dự án còn đặt mục tiêu tiếp nhận cả lưu lượng hành khách nội địa khác sử dụng khai thác tuyến vận tải hành khách nội địa phục vụ du lịch ven sông trong khu vực nội đô và các tuyến vận tải khách kết nối vùng từ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu, Côn Đảo để đạt được lưu lượng hành khách thông qua bến. Như vậy, vị trí bến khách sẽ là điểm đầu bến phục vụ các tuyến vận tải hành khách chuyên tuyến nội địa. Hiện công tác nghiên cứu, lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư đang được Cảng Sài Gòn tiến hành khẩn trương và dự kiến sẽ hoàn thiện và trình cho Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xem xét trong Quý 3/2024. Dự án nằm trên khu đất khoảng 68.618m Theo Cảng Sài Gòn, việc đầu tư Cảng tàu khách quốc tế Nhà Rồng Khánh Hội nhằm đáp ứng yêu cầu của Chính phủ về di dời cảng và chuyển đổi công năng thành cảng hành khách quốc tế và nội địa có quy mô hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển vận tải hành khách và du lịch bằng đường thủy của thành phố. Đồng thời, thực hiện chủ trương di dời một số khu cảng trực thuộc Cảng Sài Gòn theo chủ trương của Thành phố Hồ Chí Minh; sử dụng cơ sở hạ tầng cầu bến sẵn có của khu Nhà Rồng Khánh Hội để cải tạo và xây dựng thành khu phức hợp đa năng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại tiếp tục khai thác bến cảng phục vụ du lịch trên sông Sài Gòn. Trước đó, ngày 12/8/2024, Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có thông báo số 761, trong đó thống nhất nghiên cứu quy hoạch vị trí Cảng Nhà Rồng Khánh Hội là cảng hành khách quốc tế. Theo dự báo quy hoạch hành khách bằng đường biển tới cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, lượng khách vào cảng trên khu vực sông Sài Gòn khoảng 101.500 hành khách với 81.200 khách quốc tế và 20.300 khách nội địa.