Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật,

Đề xuất nắn đường, bảo tồn biệt thự cổ 100 tuổi ở Đồng Nai

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 04:46:05 28/09/2024 theo đường link https://www.nguoiduatin.vn/de-xuat-nan-duong-bao-ton-biet-thu-co-100-tuoi-o-dong-nai-204240927151300254.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Nguyễn Anh Trọng
Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai đã đưa ra 4 phương án để bảo tồn biệt thự cổ Võ Hà Thanh 100 năm tuổi. Trong đó, phương án nắn tuyến đường được xem là phương án tối ưu nhất.
Toàn cảnh ngôi biệt thự cổ.
Ngày 27/9, sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai làm việc với nhiều đơn vị liên quan và quyết định giữ lại công trình biệt thự cổ trăm tuổi ven sông Đồng Nai để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, UBND tỉnh Đồng, Tp.Biên Hoà, Sở xây dựng nghiên cứu và đưa ra 4 phương án để bảo tồn biệt thự cổ Võ Hà Thanh ven sông Đồng Nai.
Cụ thể, phương án 1, di dời biệt thự cổ. Với phương án này nhà nước sẽ bỏ kinh phí thuê các đơn vị có kinh nghiệm, năng lực để thực hiện di dời (qua tham khảo thành phố Huế năm 2022 đã di dời biệt thự cổ kiểu Pháp hơn 100 năm tuổi có diện tích 200m , chi phí di dời khoảng 2,4 tỷ đồng).
Tuy nhiên, với phương án này, phần đất phía sau biệt thự cổ chỉ còn chiều sâu 6m. Do đó, phải thực hiện bồi thường, giải phòng mặt bằng của hộ dân phía sau (dự kiến phát sinh thêm 300m đất cần thu hồi thêm), chưa kể, pháp lý để thực hiện giải tỏa diện tích này.
Phương án này cũng cần đối chiếu quy hoạch, xác định dự án đầu tư để thu hồi đất. Do vậy, thời gian sẽ kéo dài theo việc điều chỉnh quy hoạch thu hồi thêm đất. Việc di dời biệt thự cổ cũng ảnh hưởng thời gian di dời tuyến đường ven sông.
Toà nhà được khởi công xây dựng từ năm 1922, khánh thành năm 1924.
Phương án 2, nắn tuyến đường ven sông. Theo Sở Xây dựng phạm vi đường ven sông lấn vào biệt thự cổ 12,7m; phạm vi từ kè sông đến vỉa hè tuyến đường là 14,7m. Như vậy, phạm vi còn lại từ mép kè đến mép hiên biệt thự cổ vẫn có đủ khoảng cách để nắn lại hướng tuyến, tránh được biệt thự cổ.
Với phương án này sẽ giảm vỉa hè 2 bên tuyến đường từ 5m xuống còn 4m. Khi đó mép lộ giới đường ven sông sẽ sát tuyến đường đi bộ dọc sông và 2m phát sinh dư ra sẽ là khoảng lùi giữa hiên biệt thự cổ và đường ven sông.
Phạm vi chiều dài nắn tuyến khoảng 200m và phạm vi diện tích đất dôi dư do nắn tuyến ra phía ngoài bờ sông sẽ tổ chức làm đất công viên, bãi xe. Cũng theo phương án này, không cần thu hồi thêm đất, chỉ cần điều chỉnh phương án thiết kế tuyến đường, lập và hồ sơ thiết kế.
Phương án 3, tạo vòng xuyến quảng trường bao quanh biệt thự cổ. Dựa trên cơ sở phương án 2 đã nêu trên, quy hoạch lại cảnh quan tôn tạo biệt thự cổ thành quảng trường gốm sự (với điều kiện nhà nước trưng dụng toàn bộ biệt thự cổ cải tạo thành bảo tàng gốm sứ).
Với phương án này, tuyến đường ven sông qua khu vực này sẽ hướng thành 2 nhánh, tạo thành khuôn viên trung tâm làm bảo tàng gốm sứ. Trong đó, một nhánh dịch ra phía bờ sông Đồng Nai, một nhánh bộc về phía phải ngôi biệt thự cổ.
Ngôi biệt thự đã xuống cấp, một số như cửa gỗ và phần sơn do đã lâu không được trùng tu, tôn tạo.
Phương án này vẫn còn 16m ven kè sông để tổ chức công viên cây xanh bổ trợ cho khu vực quảng trường. Tuy nhiên, thực hiện theo phương án này cần thu hồi thêm 3 ngàn m đất.
Đồng thời, cần điều chỉnh phương án thiết kế tuyến đường, lập và trình duyệt hồ sơ điều chỉnh thiết kế, điều chỉnh quy hoạch, phát sinh thủ tục thu hồi đất nên thời gian kéo dài hơn phương án 1 và 2.
Phương án 4, giao thông khác cote, kết hợp đảo hoa viên bao quanh biệt thự cổ.
Với phương án này đoạn đường ven sông sẽ thiết kế khác cote với chiều dài lớn hơn 600-700m, bề rộng cầu 24m, chiều cao thông thủy 11-12m (chiều cao biệt thự khoảng 11m).
Phía bờ sông vẫn bảo đảm bố trí công viên và 2 đường dẫn rộng 7m tiếp cận đảo hoa viên.
Phương án này phát sinh thêm phần diện tích đất cần thu hồi, đồng thời chi phí phát sinh thêm khoảng 200 tỷ đồng phần cầu vượt và các công trình hạ tầng kỹ thuật (chưa bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng bổ sung khi phải thu hồi thêm đất làm đường sông hành).
Cùng với đó cần điều chỉnh phương án thiết kế tuyến đường, lập và trình duyệt hồ sơ điều chỉnh thiết kế, điều chỉnh quy hoạch, phát sinh thủ tục thu hồi đất nên kéo dài ít nhất 1,5 năm mới hoàn thiện các thủ tục.
Tổng thể dự án đường ven sông Đồng Nai đang được sở, ban ngành tìm phương án để giữ lại ngôi biệt thự cổ.
Trong 4 phương án trên, Sở Xây dựng Đồng Nai đề xuất UBND tỉnh lựa chọn phương án 2. Đây là phương án có thể giữ lại ngôi biệt thự cổ và không ảnh hưởng nhiều tiến độ dự án đường ven sông Đồng Nai. Đồng thời, đây là phương án có thời gian hoàn thành sớm nhất, kinh phí phát sinh thấp nhất, không thu hồi thêm đất.
Biệt thự cổ Võ Hà Thanh (còn gọi là nhà lầu ông Phủ) được khởi công xây dựng từ năm 1922 khánh thành năm 1924, tọa lạc bên phải sông Đồng Nai (khu phố 5, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa). Ngôi biệt thự đã xuống cấp do đã lâu không được trùng tu, tôn tạo. Khi tỉnh Đồng Nai triển khai công trình đường ven sông Đồng Nai, biệt thự nằm trong đường ranh dự án này, cần phá bỏ.
Anh Trọng
Sao chép thành công