Nội dung liên quan Israel, Tin Quốc Tế

Báo 24h.com.vn,

Điểm nóng xung đột ngày 6-10: Căng thẳng lan rộng, Israel trả giá đắt

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 14:11:14 06/10/2024 theo đường link https://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/diem-nong-xung-dot-ngay-6-10-cang-thang-lan-rong-israel-tra-gia-dat-c415a1608462.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Chia sẻ
Nền kinh tế Israel phải trả giá đắt sau gần một năm xung đột Dải Gaza và căng thẳng khu vực chưa hạ nhiệt, thậm chí đang lan rộng. Gần một năm sau khi xung đột Dải Gaza nổ ra vào ngày 7-10-2023, Israel dường như đang trên đà tiến ở nhiều mặt trận: Tấn công Hezbollah trên bộ ở Lebanon, không kích Dải Gaza và Beirut, đe dọa trả đũa Iran. Tuy nhiên, đài CNN nhận định giao tranh tiếp diễn sẽ kéo theo thiệt hại kinh tế tăng vọt, với cả Israel và các quốc gia Trung Đông.
Theo báo cáo Liên Hiệp Quốc vào tháng 9, xung đột đã đẩy Dải Gaza vào cuộc khủng hoảng kinh tế và nhân đạo, trong khi Bờ Tây đang "trải qua sự suy giảm kinh tế nhanh chóng và đáng báo động". Còn nền kinh tế Lebanon có thể giảm 5% trong năm 2024, theo công ty nghiên cứu BMI.
Kịch bản xấu nhất mà Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia thuộc Đại học Tel Aviv đặt ra là nền kinh tế Israel thậm chí có thể còn suy giảm hơn thế.
Nền kinh tế Israel đang phải trả giá đắt vì xung đột lan rộng. Ảnh: Reuters
Trước xung đột Gaza, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Israel sẽ tăng trưởng ở mức đáng mơ ước là 3,4% trong năm 2024. Hiện tại, con số tụt xuống 1%-1,9%.
Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Israel không có khả năng cắt giảm lãi suất để thổi luồng sinh khí mới vào nền kinh tế vì lạm phát tăng tốc và chi tiêu chính phủ cho xung đột tăng vọt.
Hồi tháng 5, ngân hàng Israel ước tính chi phí phát sinh từ giao tranh sẽ lên tới 66 tỉ USD cho tới cuối năm 2025, gồm chi phí quân sự và dân sự, như sắp xếp nhà ở cho hàng ngàn người Israel sơ tán ở phía Bắc và phía Nam. Con số này tương đương khoảng 12% GDP Israel. Những tính toán này sẽ cao hơn nữa nếu xung đột dữ dội hơn với Hezbollah và thậm chí là Iran.
Mặc dù Bộ trưởng Tài chính Bezalel Smotrich tin tưởng nền kinh tế Israel sẽ phục hồi sau khi xung đột kết thúc, các nhà kinh tế học lo ngại thiệt hại sẽ hiện hữu trong dài hạn. Bà Karnit Flug - cựu Thống đốc Ngân hàng Israel - cho biết có nguy cơ chính phủ cắt giảm đầu tư để giải phóng nguồn lực quốc phòng, dẫn tới "giảm tiềm năng tăng trưởng trong tương lai".
Xung đột cũng khiến thâm hụt ngân sách Israel tăng gấp đôi, lên 8% GDP.
Ngoài ra, bà Flug cảnh báo an ninh bấp bênh khiến những người có trình độ cao, đặc biệt là doanh nhân công nghệ, rời khỏi đất nước. Việc những người có thu nhập cao di cư ồ ạt sẽ làm tổn hại thêm tình hình tài chính của Israel.
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, còn công ty mới không muốn đầu tư vì không rõ xung đột sẽ kéo dài bao lâu. Coface BDi - một công ty phân tích kinh doanh tại Israel - ước tính 60.000 công ty Israel sẽ đóng cửa trong năm 2024, tăng so với mức trung bình hàng năm là khoảng 40.000. Hầu hết đều là doanh nghiệp nhỏ, có tối đa 5 nhân viên.
Những lĩnh vực khác, dù không quan trọng bằng lĩnh vực công nghệ, bị ảnh hưởng nặng nề hơn nhiều. Ngành nông nghiệp và xây dựng đã phải vật lộn để lấp đầy khoảng trống nhân lực Palestine, những người bị đình chỉ giấy phép lao động kể từ tháng 10-2023. Điều này đẩy giá rau tươi lên cao và dẫn đến sự sụt giảm mạnh trong xây dựng nhà ở.
Ngành du lịch Israel ghi nhận lượng khách giảm mạnh trong năm 2024, với ước tính mất khoảng 4,9 tỉ USD doanh thu.
Nguồn: [Link nguồn]
Sao chép thành công