Nội dung liên quan Thành phố Hà Giang, Tỉnh Hà Giang, Tin Trong Nước
Báo SGGP Online,
Điện ảnh - Du lịch: Đừng để tiềm năng mãi "tiềm ẩn" - Bài 4: Kết nối điện ảnh - du lịch, biến giấc mơ thành hiện thực
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
05:35:57 06/10/2024
theo đường link
https://www.sggp.org.vn/dien-anh-du-lich-dung-de-tiem-nang-mai-tiem-an-bai-4-ket-noi-dien-anh-du-lich-bien-giac-mo-thanh-hien-thuc-post762195.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Du lịch và điện ảnh cần một cái bắt tay thật chặt để mở ra những cơ hội và dự án hợp tác phát triển trong tương lai. Dĩ nhiên, thành công trong mối liên kết này còn phụ thuộc vào sự phối hợp nhịp nhàng giữa các địa phương, doanh nghiệp và nhà làm phim. Hình ảnh thiên nhiên và con người, văn hóa của vùng đất Hà Giang được thể hiện trong bộ phim “Tết ở làng Địa Ngục”. Ảnh: ĐPCC Xây dựng hệ sinh thái điện ảnh - du lịch Điện ảnh có vai trò quan trọng trong việc quảng bá du lịch không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn cầu. Sự kết hợp này không chỉ thúc đẩy gia tăng lượng du khách mà còn giúp xây dựng hình ảnh đất nước và con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Do vậy, Bộ VH-TT-DL đang nỗ lực tạo ra một hệ sinh thái điện ảnh - du lịch hấp dẫn, nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới. Với sự nhập cuộc của Bộ VH-TT-DL và nhiều tỉnh thành về chủ trương, đường lối đã có nhiều thông suốt. Ngoài các chính sách chung để phát huy tiềm năng, thế mạnh, đặc trưng của mỗi tỉnh thành, nhiều nhà quản lý, chuyên gia cũng đồng thuận về sự cần thiết của những chính sách đặc thù. Theo TS Nguyễn Văn Tình, nguyên Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ VH-TT-DL), trong việc thu hút các nhà làm phim nước ngoài, ngoài việc đảm bảo sự minh bạch, công bằng và bình đẳng đối với mọi nhà đầu tư trong mọi ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, các địa phương và công ty cung cấp dịch vụ làm phim cho nước ngoài hoàn toàn có thể áp dụng những chế độ ưu tiên, ưu đãi hợp lý như: thuê bối cảnh, đạo cụ, chi phí logistics, thuê phương tiện đi lại, ăn uống, khách sạn… Tại Bình Định, Sở VH-TT-DL đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng các cơ chế hỗ trợ nhằm thu hút nhà sản xuất. Họ đã đề xuất nhiều biện pháp, từ việc đơn giản hóa thủ tục hành chính đến hỗ trợ các đoàn làm phim tham gia tác nghiệp, nhất là chính sách thu hút các nhà đầu tư lớn nghiên cứu, xây dựng phim trường chuyên nghiệp bên cạnh phim trường tự nhiên để khai thác bền vững thế mạnh này. Tỉnh Hà Giang cũng đang áp dụng Bộ Chỉ số thu hút đoàn làm phim (PAI). Điều này bao gồm việc cung cấp thông tin chi tiết về địa phương, cảnh quay, địa điểm, cũng như hỗ trợ sản xuất, tư vấn về các thủ tục pháp lý và giới thiệu các nguồn tài trợ, chương trình hỗ trợ tài chính. Xác định điện ảnh là mũi nhọn dẫn dắt du lịch, tỉnh Quảng Ninh cũng đã đưa ra một chiến lược quan trọng, là đầu tư vào hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, bảo đảm liên thông tổng thể, thúc đẩy kết nối vùng, liên vùng, nội vùng để kết nối các không gian văn hóa và du lịch. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn làm phim mà còn thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch. Lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cũng chỉ ra rằng, để điện ảnh có thể ảnh hưởng tích cực đến du lịch, cần thu hút những dự án phim lớn, có đầu tư chuyên nghiệp. Sự phối hợp giữa nhà làm phim và các địa phương cần được thực hiện một cách có kế hoạch, không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong dài hạn. Theo đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh: “Trước hết, bộ phim cần có yêu cầu về bối cảnh một cách tự nhiên mới có thể phối hợp chọn cảnh tại địa phương. Vì vậy, nó xuất phát từ các nhà biên kịch, nhà làm phim. Sau đó, nếu chính sách hỗ trợ thực sự hấp dẫn, các nhà sản xuất và nhà làm phim hoàn toàn có thể điều chỉnh kịch bản để bộ phim có thể quay tại địa phương. Nếu có chính sách hỗ trợ cả về tài chính, thuế, lưu trú, các nhà sản xuất chắc chắn sẽ tìm cách quay tại các địa phương nhiều hơn”. Mối gắn kết giữa điện ảnh và du lịch là rất quan trọng nhưng TS Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển điện ảnh Việt Nam, lưu ý: “Tôi thấy chúng ta nói rất nhiều về việc đưa hình ảnh đẹp, phải làm du lịch kết hợp với điện ảnh. Nhưng cũng không nên gượng ép đưa thông tin du lịch vào tác phẩm. Tác phẩm điện ảnh trước tiên phải có giá trị nghệ thuật mới có sức lan tỏa, từ đó mới quảng bá được điểm đến. Nếu du lịch hóa một bộ phim, vô hình trung sẽ khiến phim dễ trở nên kệch cỡm, khó có thể thu hút khán giả, và đôi khi gây hiệu quả ngược, không thể quảng bá được du lịch”. Đa dạng hóa chiến lược tiếp thị Hiện nay, việc xây dựng các chiến lược tiếp thị dựa trên phim ảnh nhằm thúc đẩy quảng bá du lịch có vai trò vô cùng quan trọng. Để điều này được thực hiện hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa địa phương, đơn vị làm phim, cơ quan du lịch và doanh nghiệp liên quan nhằm triển khai quảng bá đồng bộ trên các nền tảng truyền thông tạo ra sự tương tác và thúc đẩy du lịch. TS Hà Thanh Vân, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cho rằng, việc kết nối điện ảnh, văn hóa, thể thao và du lịch sẽ không thể có hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ nếu thiếu vắng vai trò của truyền thông. Không chỉ dừng lại ở những bài viết quảng bá, giới thiệu, mà cần xây dựng chiến lược truyền thông đa dạng và toàn diện, gồm sử dụng các phương tiện truyền thống (truyền hình, báo chí) cùng với các nền tảng kỹ thuật số (mạng xã hội, trang web, ứng dụng di động). Điều này giúp tiếp cận đối tượng rộng hơn và tạo sự tương tác lớn hơn với khán giả. Bên cạnh đó, tăng cường sự hiện diện trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, YouTube và TikTok; tìm kiếm và hợp tác với các nhân vật nổi tiếng, diễn viên, đạo diễn, blogger du lịch có sức ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội; sử dụng các bộ phim ngắn, video clip và podcast để truyền đạt thông điệp về du lịch và điện ảnh một cách thu hút và thúc đẩy sự quan tâm từ khán giả… Nhận thức được tầm quan trọng của việc truyền thông, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Giang Nguyễn Thị Hoài nhấn mạnh: Tỉnh đã cam kết xây dựng các chính sách hỗ trợ quảng bá cho những bộ phim quay tại địa phương như sử dụng các trang thông tin điện tử để giới thiệu về các bộ phim, tổ chức hội chợ triển lãm điện ảnh cho những bộ phim có thành tích tốt… Một khía cạnh quan trọng khác là xây dựng một hệ sinh thái kết hợp giữa điểm đến và phim ảnh. Nhà sản xuất Bảo Phúc và chuyên gia văn hóa - ThS Đặng Huỳnh Thảo Vi đã chỉ ra rằng, xu hướng toàn cầu hiện nay là tổ chức các tour du lịch theo chủ đề phim ảnh. Điều này giúp du khách tham quan những địa điểm xuất hiện trong các bộ phim yêu thích. Những tour này thường đi kèm với hướng dẫn viên am hiểu về phim, giúp khách tham quan có trải nghiệm phong phú hơn. Khách có cơ hội chụp ảnh tại các địa điểm quay phim để tái hiện những cảnh nổi tiếng. Sau đó được nghe câu chuyện hậu trường, những giai thoại và thông tin thú vị về quá trình quay phim. Tuy nhiên, hình thức này ở Việt Nam hiện vẫn chưa phát triển. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ mới như thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) cũng đang trở thành xu hướng trong việc kết hợp giữa du lịch và điện ảnh. Những ứng dụng công nghệ này cho phép du khách trải nghiệm các địa điểm lịch sử và văn hóa, cũng như những bối cảnh quay phim ngay cả khi chưa đến thăm. Điều này không chỉ tạo ra sự hứng thú mà còn kích thích ý định du lịch của họ. Truyền thông phải đóng một vai trò quan trọng trong hợp tác và quảng bá đa phương tiện, tạo sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm các cơ quan quản lý du lịch, ngành công nghiệp văn hóa, truyền thông và các đối tác khác. Quảng bá đa phương tiện giúp tăng cường tầm ảnh hưởng và tiếp cận đối tượng công chúng rộng hơn. Không chỉ viết bài theo kiểu truyền thống mà còn có thể làm các bộ phim ngắn, video clip, podcast... theo tinh thần của thời đại kỹ thuật số: ngắn, gọn, ấn tượng, đi vào trọng tâm. Các bộ phim, video, bài viết và hình ảnh truyền thông nên thể hiện được vẻ đẹp, trải nghiệm và giá trị của điểm đến nhìn từ góc độ điện ảnh và các ngành văn hóa nghệ thuật khác, cũng như từ góc độ thể thao TS Hà Thanh Vân - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam