Nội dung liên quan Trung Quốc, Tin Quốc Tế
Báo Đấu thầu,
Điều chỉnh dự báo GDP, tiến đến kịch bản cao nhất
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
15:16:51 14/10/2024
theo đường link
https://baodauthau.vn/dieu-chinh-du-bao-gdp-tien-den-kich-ban-cao-nhat-post166748.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Tác giả: Xuân Yến Nam miền Bắc Nam miền Bắc Nữ miền Nam (BĐT) - Với sự phục hồi mạnh mẽ của các lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, nhiều tổ chức quốc tế dự báo Việt Nam là điểm sáng kinh tế của khu vực ASEAN với mức tăng trưởng GDP đạt 6,1 - 7%. Để đạt được kết quả tích cực nhất năm nay và tạo đà cho năm 2025, các chuyên gia cho rằng, cần tiếp tục thúc đẩy lĩnh vực thương mại dịch vụ, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công và không ngừng củng cố niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp. Trong tháng 9, hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu ghi nhận mức tăng trưởng lần lượt là 10,7% và 11,1% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Nhã Chi Tại báo cáo kinh tế vĩ mô công bố ngày 11/10, Ngân hàng HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 7% từ mức 6,5% trước đó, đồng thời giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP cho năm 2025 ở mức 6,5%. Theo HSBC, Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ hơn kỳ vọng trong quý III/2024 với GDP tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Dù có lo ngại siêu bão Yagi có thể kéo tụt tăng trưởng, song tác động chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Sản xuất và thương mại duy trì ổn định và tiếp tục dẫn dắt công cuộc phục hồi. “Kết quả xuất sắc này vẫn tiếp tục được dẫn dắt bởi lĩnh vực sản xuất với mức tăng trưởng 11,4% so với cùng kỳ năm trước, dữ liệu tích cực về thương mại cho thấy xuất khẩu quý III/2024 tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước. Điều đáng khích lệ là sự phục hồi của thương mại ban đầu chỉ tập trung trong lĩnh vực điện tử, nhưng giờ đang cho thấy dấu hiệu lan rộng, chẳng hạn xuất khẩu dệt may và da giày tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước” HSBC nhận định. Tại Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương vừa công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,1% trong năm 2024 và 6,5% năm 2025, cao hơn mức 5,5% và 6% tại dự báo đưa ra hồi tháng 4/2024. Với dự báo này, tăng trưởng GDP của Việt Nam cao hơn 8 quốc gia trong khu vực ASEAN và Trung Quốc. Trong đó, Trung Quốc được WB dự báo tăng trưởng GDP đạt 4,8% trong năm 2024 và 4,3% trong năm 2025. Còn tại khu vực ASEAN, con số này tại Thái Lan là 2,4% và 3%, tại Malaysia là 4,9% và 4,5%, tại Indonesia là 5% và 5,1%, Philippines là 6% và 6,1%... WB nhận định, Việt Nam đã tận dụng tốt cơ hội tăng cường vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu bằng cách "kết nối" các đối tác thương mại lớn. Xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng nhanh hơn gần 25% so với các điểm đến khác trong giai đoạn 2018 - 2021. Nhận định lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam, bộ phận nghiên cứu của Ngân hàng UOB mới đây cũng điều chỉnh dự báo tăng trưởng cả năm của Việt Nam lên 6,4% từ mức dự báo trước đó là 5,9%. Tốc độ tăng GDP và giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 9 tháng so với cùng kỳ các năm 2011 - 2024 (%). Nguồn: Tổng cục Thống kê Theo UOB, GDP thực tế của Việt Nam tăng trưởng mạnh hơn dự kiến trong quý III/2024, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước, phản ánh khả năng phục hồi của nền kinh tế bất chấp sự tàn phá của siêu bão Yagi. Nhìn chung trong quý III/2024, khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng là những động lực chính đóng góp vào tăng trưởng GDP. Theo đó, trong tháng 9, hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu ghi nhận mức tăng trưởng lần lượt là 10,7% và 11,1% so với cùng kỳ năm trước, kéo dài đà tăng trưởng hai chữ số ở tháng thứ 7 liên tiếp của năm 2024. UOB dự báo tăng trưởng năm 2025 ở mức 6,6%, phản ánh mức tăng sản lượng dự kiến vào đầu năm sau để bù đắp cho những tổn thất trước đó do cơn bão Yagi gây ra, cũng như tác động lan tỏa từ chính sách nới lỏng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc. TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, nền kinh tế có một số yếu tố đáng chú ý như số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường (hơn 183.000 doanh nghiệp) cao hơn số rút lui (163.760 DN); kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng tốt, phản ánh sự phục hồi của doanh nghiệp chế biến, chế tạo; đầu tư tư nhân tăng trưởng tốt hơn năm 2023, tăng khoảng 7,1%; vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, TS. Võ Trí Thành cho rằng, triển vọng kinh tế năm 2025 vẫn còn nhiều thách thức trước bối cảnh chung có nhiều rủi ro, bất định do ảnh hưởng từ cuộc chiến ở Trung Đông, cạnh tranh địa chính trị leo thang và tác động từ thiên tai, biến đổi khí hậu. Theo ông Thành, động lực lớn nhất đến từ niềm tin của doanh nghiệp Việt được củng cố, từ đó thúc đẩy đầu tư tư nhân mạnh lên và giải ngân đầu tư công về đích đúng kế hoạch. TS. Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,5% thì quý IV/2024 cần tăng 5,7%; đạt mục tiêu 6,8% thì quý IV cần tăng 6,76%; đạt mục tiêu 7% thì quý IV cần tăng 7,5%. Với kết quả tăng trưởng của quý III/2024 và 9 tháng, cùng với nhận định về xu hướng tăng trưởng các tháng cuối năm, tăng trưởng kinh tế cả năm 2024 khả năng cao sẽ đạt được mục tiêu cận trên của kịch bản tăng trưởng. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2024, tạo đà tăng trưởng cho những năm tiếp theo, theo bà Hương, trước hết cần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát và ổn định tỷ giá hối đoái, tránh biến động tỷ giá ảnh hưởng đến nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tiêu dùng cuối cùng trong nước bằng cách thực hiện có hiệu quả các chương trình kích cầu, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử. Tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu và hội nhập quốc tế bằng cách tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ quốc tế, tìm kiếm đối tác mới và mở rộng thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, cần đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án hạ tầng giao thông để tạo động lực cho những ngành liên quan như xây dựng, sản xuất vật liệu, logistics cũng như thúc đẩy thuận lợi trong lưu thông hàng hóa. Đáng chú ý, theo bà Hương, cần hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo, giảm chi phí sản xuất, cải thiện môi trường kinh doanh. “Việc thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, ổn định chính trị, xã hội là yếu tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm 2024”, bà Hương nhấn mạnh.
Việc thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, ổn định chính trị, xã hội là yếu tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm 2024Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 7/10/2024, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP cả năm 2024 khoảng trên 7%, tăng trưởng quý IV/2024 từ 7,5 - 8%.