Nội dung liên quan Đức, Tin Quốc Tế
Báo Bnews,
Điều gì đang diễn ra khi người Italy thâu tóm ngân hàng lớn thứ hai của Đức?
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
03:42:19 29/09/2024
theo đường link
https://bnews.vn/dieu-gi-dang-dien-ra-khi-nguoi-italy-thau-tom-ngan-hang-lon-thu-hai-cua-duc/348560.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Your browser does not support the audio element. BNEWS Thực tế là trong số 25 ngân hàng lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường, người ta không thể tìm thấy một ngân hàng nào đến từ EU. Trang archiv.hn.cz của Cộng hòa Czech đăng bài viết cho rằng, trong khi Liên minh châu Âu (EU) được coi là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới thì Đức là nền kinh lớn thứ tư trong bảng xếp hạng này. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là các ngân hàng châu Âu đang ở vị trí nào? Thực tế là trong số 25 ngân hàng lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường, người ta không thể tìm thấy một ngân hàng nào đến từ EU. Các ngân hàng Mỹ và Trung Quốc chiếm ưu thế, nhưng cũng có các ngân hàng Ấn Độ, Nhật Bản, Canada và Australia. Và thực tế là, những ai cho rằng điều này là không quan trọng thì họ đã nhầm. Trong hoạt động tài chính, một số ngân hàng và công ty có thể lớn hơn, có năng suất cao hơn và có khả năng tài trợ cho đổi mới nhiều hơn. Tuy nhiên, cũng có những tổ chức chỉ duy trì các quỹ quốc gia nhỏ hơn và có hoạt động riêng biệt. Thực tế là, chính phủ các nước châu Âu từ lâu đã chọn phương án thứ hai. Trong cuộc khủng hoảng nợ ở Khu vực đồng euro ( Eurozone ), Đức, nền kinh tế đầu tàu châu Âu, liên tục chứng minh cho các nước EU khác thấy rằng họ cần phải giống Đức hơn, tức là xuất khẩu càng nhiều càng tốt, cắt giảm chi tiêu nhà nước càng nhiều càng tốt, hạn chế khu vực công cồng kềnh, và khuyến khích tư nhân hóa. Tuy nhiên, một vài năm trôi qua, người Đức lại đang hành xử khác biệt. Đó là khi Chính phủ Đức phản đối việc ngân hàng Italy UniCredit mua lại cổ phần của Commerzbank, ngân hàng lớn thứ hai của Đức. Cả các đảng liên minh chính phủ và các đảng đối lập ở Đức đều công khai lên án và cố gắng ngăn chặn điều đó. Nếu nhìn vào tình trạng của cả hai ngân hàng, sẽ thấy vốn hóa thị trường của UniCredit ở vị thế tốt hơn nhiều. Hoạt động của UniCredit cũng lành mạnh hơn. Bây giờ, UniCredi bất ngờ trở thành cổ đông lớn nhất của Commerzbank (cổ đông lớn thứ hai vẫn là nhà nước Đức). Với tư cách là cổ đông lớn nhất, người đứng đầu ngân hàng Italy Andrea Orcel, không che giấu khả năng có thể tiếp quản hoàn toàn Commerzbank. Bài viết trên trang archiv.hn.cz cho rằng, nếu giao dịch diễn ra theo đúng quy định thì nó không nên bị lên án mà ngược lại còn cần được hoan nghênh. Khu vực ngân hàng châu Âu cần hợp nhất để thoát khỏi tình trạng hiện tại, nơi EU thực sự chỉ có các thị trường quốc gia riêng lẻ chứ không phải thị trường chung châu Âu. Cái giá phải trả cho điều này là sự kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng lạc hậu về kinh tế. Theo bài viết, kịch bản về nguy cơ mất việc làm có thể xảy ra do hai ngân hàng hợp nhất, và trước đó UniCredit đã sở hữu ngân hàng HVB của Đức. Tuy nhiên, điều này sẽ mang đến hiệu quả cao hơn trong hoạt động tài chính. Đáng ngạc nhiên hơn nữa là một lập luận khác của nước Đức, cụ thể là việc Commerzbank không thể bị “bỏ rơi” bởi người Đức, vì ngân hàng này tài trợ cho các doanh nghiệp gia đình Đức, cái gọi là Mittelstand. Tuy nhiên, sự thật là nếu những công ty này có triển vọng và lành mạnh thì bất kỳ ngân hàng nào cũng sẽ tài trợ cho họ.