Nội dung liên quan Italy, Tin Quốc Tế
Báo Giáo dục & Thời đại,
Định vị thương hiệu giữa 'chợ điện ảnh'
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
16:54:53 02/10/2024
theo đường link
https://giaoducthoidai.vn/dinh-vi-thuong-hieu-giua-cho-dien-anh-post702947.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Trần Hòa Theo dõi báo trên GD&TĐ - Liên hoan phim là gì? Tại sao phải đem phim đi dự liên hoan? Đó là những câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn khi nghe thấy cụm từ 'liên hoan phim'. Thảo luận 'Mang phim đi Liên hoan: Tại sao? Thế nào?' thu hút đông đảo giới đạo diễn, các nhà làm phim. Không thể khư khư “giữ phim trong nhà” Trong khuôn khổ Liên hoan phim Italia 2024 diễn ra tại Hà Nội, Đại sứ quán Italia và Liên hoan phim châu Á tại Rome đã tổ chức thảo luận chủ đề “Mang phim đi Liên hoan: Tại sao? Thế nào?”, thu hút đông đảo giới đạo diễn, các nhà làm phim độc lập và công chúng quan tâm. Ông Antonio Termenini - Giám đốc Liên hoan phim châu Á tại Rome, và Liên hoan Phim Italia tại Hà Nội cho biết, khoảng vài năm trở lại đây, sự dịch chuyển các liên hoan phim đang hướng về khu vực Đông Nam Á. Điển hình là liên hoan phim Locarno diễn ra 3 năm một lần, mà khu vực quan tâm chính là Đông Nam Á. Trong khoảng thời gian này, Việt Nam liên tục có những tác phẩm điện ảnh thắng giải ở các liên hoan phim quốc tế, như: Người vợ ba (Toronto), Ròm (Busan), Vị (Berlin). Không chỉ vậy, điện ảnh Việt cũng có nhiều dự án thắng giải ở các quỹ quốc tế: “Cu li never cries” của Phạm Ngọc Lân thắng quỹ CNC của Pháp, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với dự án “Tro tàn rực rỡ” thắng quỹ hỗ trợ sản xuất của Singapore. Bên cạnh đó, điện ảnh Việt Nam có xu hướng hợp tác đồng sản xuất cùng các nước khác trong khu vực. Theo nhà phê bình Lê Hồng Lâm, chúng ta từng có các nhà làm phim độc lập gây tiếng vang lớn ở các liên hoan phim quốc tế. Trước đây, Việt Nam mới chỉ có những giải thưởng, hoặc liên hoan phim trong nước. Từ năm 2010, mới tổ chức liên hoan phim quốc tế đầu tiên là Liên hoan phim quốc tế Hà Nội, Liên hoan phim châu Á - Đà Nẵng (2023), Liên hoan phim quốc tế TPHCM (2024). “Trong xu thế điện ảnh Việt đang trên đà phát triển. Việc tổ chức các liên hoan phim rất quan trọng. Bởi ở đó còn có nhiều workshop, chương trình tài trợ cho các nhà làm phim, tạo cơ hội để các nhà làm phim trẻ tìm nguồn kinh phí cho các dự án. Qua các hoạt động trao đổi, giao lưu, cũng là cách để nâng cao vị thế của các nhà làm phim”, ông Lê Hồng Lâm cho hay. Các chuyên gia cũng cho rằng, liên hoan phim được ví như “chợ điện ảnh”. Ở đó, tác phẩm là hàng hóa, nhà làm phim chính là những người bán sản phẩm. Các nhà đầu tư, nhà phát hành phim là những khách hàng, họ mua sản phẩm và chuyển tới tay người tiêu dùng (khán giả). Bởi vậy, bán hay mua thì tất cả đều ở các “đầu mối chợ”. Muốn sản phẩm được nhiều người biết tới thì không thể khư khư cất giấu trong nhà. Đạo diễn phim độc lập Nguyễn Lê Hoàng Việt khẳng định: “Bất cứ nhà làm phim nào cũng muốn tác phẩm của mình tiếp cận khán giả. Đó không chỉ là điều quan trọng nhất mà còn là tiền đề để có kinh phí tái đầu tư. Chính vì vậy, liên hoan phim không chỉ là cơ hội để tôn vinh tác phẩm, đưa tác phẩm gần hơn với công chúng, mà còn là cơ hội để nhà làm phim học hỏi, phát triển và hòa mình vào thế giới của nghề nghiệp”. Liên hoan phim chính là cơ hội để các nhà làm phim trao đổi, hợp tác và tìm kiếm cơ hội phát hành phim tới công chúng. Hiểu luật để tránh mất cơ hội Ra đời vào năm 1932, Liên hoan phim Venice tại Ý là một trong những liên hoan phim lớn và lâu đời nhất còn duy trì. Liên hoan phim ra đời nhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển song song cả 2 lĩnh vực quan trọng là kinh tế và văn hóa của một thành phố hoặc một quốc gia. Liên hoan phim được xem như một sự kiện văn hóa, quy tụ cộng đồng nghệ thuật khắp thế giới. Mặc dù đã trở thành sự kiện quen thuộc trên thế giới với khoảng 10.000 liên hoan phim từng được tổ chức. Song ở Việt Nam mới tổ chức được 3 liên hoan phim quy mô quốc tế nên chưa thể tạo được dấu ấn khác biệt, và cũng chưa thể thu hút được những thương hiệu lớn đến “họp chợ”. Ông Antonio Termenini cũng cho biết, nước Ý có khoảng 500 liên hoan phim. Tuy nhiên, chỉ khoảng một nửa số đó được đánh giá chất lượng, nửa còn lại không có ý tưởng mới, thậm chí có những bộ phim lặp lại. Vì thế, Việt Nam không nhất thiết phải đánh giá số lượng, mà nên tổ chức trên tiêu chí chất lượng. Tuy nhiên, khái niệm thế nào là một liên hoan phim chất lượng thì khó đánh giá. Một số chuyên gia thẳng thắn, liên hoan phim ở Việt Nam thường được gắn với cụm từ “quảng bá, kích cầu du lịch”. Mặc dù không mất đi bản chất, song việc kích cầu du lịch là việc của các nhà làm du lịch. Các nhà làm phim chỉ cần có tác phẩm hay, tiếp cận được với khán giả, nâng vị thế cũng như thương hiệu điện ảnh với bạn bè quốc tế. Các nhà làm phim Việt đừng ngần ngại thể hiện câu chuyện điện ảnh. Muốn mang phim đi liên hoan hiệu quả, theo đạo diễn Lương Đình Dũng phải có phim hay và phim điện ảnh đúng nghĩa. Trên thế giới có hàng nghìn liên hoan phim đủ các dạng/loại nhưng những liên hoan phim tốp hạng A chỉ có 14 liên hoan phim và quanh đó có khoảng 50 liên hoan phim lớn và có uy tín. Việc tham dự cũng phải làm hồ sơ, phải có sự chuẩn bị và am hiểu luật liên hoan phim mới tránh mất cơ hội. Liên hoan phim giống như một cuộc trưng bày, không chỉ để ngắm mà còn để tìm cơ hội bán, phát hành tác phẩm. Đó cũng là nơi hội tụ các chuyên gia, các đầu mối đầu tư để có thể tạo cho nhà làm phim thêm cơ hội trong việc hợp tác. Tuy nhiên, dù là chợ thì cũng đều có luật và các nhà làm phim Việt nên cập nhật kỹ hơn các quy định trước mỗi kỳ liên hoan phim. “Phim “Cha cõng con” khi vào cạnh tranh vòng cuối là một liên hoan phim hạng A, tôi không biết luật và đã cho chiếu một buổi ở châu Âu, vì thế đã phạm quy định của liên hoan phim là không được chiếu ở khu vực châu Âu trước liên hoan của họ. Phim của tôi buộc phải rút ra khỏi vòng tranh giải, đó là một ví dụ nhỏ”, đạo diễn Lương Đình Dũng cho hay. Dù tranh tài ở hạng mục và liên hoan phim nào, lời khuyên mà các chuyên gia dành cho các nhà làm phim Việt Nam, là đừng ngại thể hiện câu chuyện, đừng sợ việc gửi tác phẩm tới các nhà chuyên môn. Quan trọng nhất, hãy có niềm tin vào tác phẩm. Giải thưởng và liên hoan phim không phải con đường duy nhất đưa tác phẩm tới công chúng. Mỗi tác phẩm đều có số phận, một bộ phim không được trình chiếu ở liên hoan phim vẫn có thể chạm tới khán giả. Điều cần làm là học cách chấp nhận để bộ phim sống cuộc đời của nó, học cách bước tiếp và làm những bộ phim mới.