Nội dung liên quan Thành phố Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên, Tin Trong Nước, Xã Đông Xuân
Báo Lao Động Online,
Doanh nghiệp gồng mình hồi phục sau bão số 3
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
03:24:35 17/09/2024
theo đường link
https://laodong.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep-gong-minh-hoi-phuc-sau-bao-so-3-1395068.ldo
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Anh Tuấn Sau khi bão số 3 (Yagi) đi qua, nỗ lực phục hồi sản xuất - kinh doanh là công việc được nhiều doanh nghiệp ưu tiên thực hiện. Bão số 3 và hoàn lưu sau bão quét qua 26 tỉnh, thành phía Bắc và Thanh Hóa hôm 7.9 khiến nhiều cây to tại chi nhánh Tổng Công ty Dệt may Hà Nội - Nhà máy Sợi Đồng Văn bật gốc, nằm ngổn ngang trong khuôn viên của nhà máy. Bão cũng khiến toàn bộ nhà xưởng mất điện khiến các dây chuyền sản xuất ngưng hoạt động. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, sự cố mất điện tại nhà xưởng đã được khắc phục, nhiều dây chuyền có thể chạy máy sản xuất. Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam Cao Hữu Hiếu cho biết, khi bão ập đến, chi nhánh Tổng Công ty Dệt may Hà Nội - Nhà máy Sợi Đồng Văn đã kịp thời khắc phục sự cố, để ổn định sản xuất. Đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp cần tính toán trồng lại cây bị bật rễ, dọn rác khơi thông cống rãnh phòng mưa to sau hoàn lưu bão và đảm bảo môi trường thoáng, sạch, an toàn vệ sinh khi người lao động quay trở lại sản xuất bình thường. Bão số 3 khiến Nhà máy may của Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân (tỉnh Hưng Yên) có nhiều cây xanh bật gốc. Ảnh: Nguyễn Phú Nhà máy may của Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân (tỉnh Hưng Yên) cũng có nhiều cây xanh bật gốc, bị tốc một phần mái tôn khu vực kho vải sau khi cơn bão số 3 quét qua. Nhiều nhà xưởng mất điện nên tạm dừng toàn bộ hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, ông Cao Hữu Hiếu cho rằng, rất may nhà máy đã kịp thời di chuyển kho vải ra địa điểm khác nên hàng hóa không bị ảnh hưởng do bị tốc mái. Đến thời điểm hiện tại đã có thể trở lại sản xuất bình thường. Nhà máy dệt nhuộm Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân nằm trong khu công nghiệp Phố Nối (Hưng Yên) cũng trong tình trạng mất điện, dừng sản xuất sau bão. Nhà máy đang khẩn trương huy động lực lượng khắc phục hậu quả do cây đổ, trở lại sản xuất bình thường. Đến thời điểm này, tại khu vực Nam Định, Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định, Nhà máy Sợi Nam Định, May Nam Định, Dệt lụa Nam Định… cũng đã quay trở lại sản xuất bình thường, không có sự cố về kỹ thuật xảy ra sau bão. Tại Thái Nguyên, ông Nguyễn Văn Tuấn - chủ một xưởng chế biến lâm sản ở huyện Đại Từ - đã huy động công nhân trở lại làm việc để kịp trả đơn hàng cho khách. Mặc dù phải chi trả chi phí lau dọn và sửa chữa, ông Tuấn vẫn cảm thấy may mắn hơn so với những đơn vị bị mất trắng sau bão lũ. Bà Trương Kim Hoa - chủ trang trại Hoa Viên rộng hơn 60ha ở Thạch Thất (Hà Nội) - thông tin, mưa đã tạnh, có chút nắng hửng, thời tiết thuận lợi, chỉ khoảng 15 - 30 ngày nữa sẽ cung cấp ra thị trường nhiều loại rau ăn lá. "Đợt bão này, chúng tôi may hơn chút là ở trên vùng đất cao nên không bị ngập nhiều. Chủ yếu do bão quật đổ nhà màng nên giập rau. Còn những vùng đất thấp như Chương Mỹ, ngập nặng, rau hỏng hết. Cũng bởi vậy nên nguồn cung rau cho Hà Nội bị ảnh hưởng, khan hiếm", bà Hoa nói.