Báo điện tử Pháp Luật TP Hồ Chí Minh,

Doanh nhân tâm tư về cà phê đặc sản, Bộ trưởng lập tức chia sẻ việc mang cà phê khi đi công tác châu Âu

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 15:32:13 14/10/2024 theo đường link https://plo.vn/doanh-nhan-tam-tu-ve-ca-phe-dac-san-bo-truong-lap-tuc-chia-se-viec-mang-ca-phe-khi-di-cong-tac-chau-au-post814808.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(PLO)- Cà phê đặc sản đang giúp cho nhiều nhà vườn quy mô nhỏ vươn lên. Doanh nghiệp đánh giá đây là lợi thế, nên nhanh chóng thành lập Hiệp hội Cà phê đặc sản, tiến tới lập Sàn Giao dịch cà phê đặc sản của Việt Nam.
Nam miền Bắc
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
Ngày 14-10, Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX năm 2024 với chủ đề “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ NN&PTNT lắng nghe nông dân nói” đã diễn ra tại Hà Nội.
Doanh nghiệp tâm tư về ngành cà phê đặc sản Việt Nam Nêu ý kiến tại diễn đàn, doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực cho biết Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới nhưng lại ít hoặc không có sản phẩm dẫn dắt thế giới. Trong khi đó, hai nước không trồng cà phê là Mỹ và Anh lại dẫn dắt Hiệp hội Cà phê đặc sản thế giới.
Doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực nêu ý kiến tại diễn đàn.
Bà Thực cho hay, tại Việt Nam, cà phê đặc sản đang giúp cho nhiều nhà vườn quy mô nhỏ vươn lên, đây cũng là một chương trình bổ sung cho thương hiệu cà phê Việt Nam. Tuy nhiên hiện chỉ mới dừng lại ở thành lập Chi hội Cà phê đặc sản, trực thuộc Hiệp hội Cà phê Buôn Mê Thuột.
“Cà phê đặc sản yêu cầu hái chín cây, việc sơ chế chế biến không thể làm quy mô lớn, đó là thế mạnh để chúng ta có thể phát huy. Đặc biệt với sự phát triển của thương mại điện tử hiện nay thì cà phê đặc sản có thể bán khắp thế giới. Nếu thành lập Hiệp hội Cà phê đặc sản Việt Nam, chúng ta sẽ dần hình thành ngành cà phê đặc sản, tiến tới lập Sàn Giao dịch cà phê đặc sản của Việt Nam trên thế giới” - bà Thực nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết sẽ ghi nhận vấn đề thương hiệu cà phê đặc sản. Bộ trưởng cũng chia sẻ khi đi công tác Châu Âu, ông thường mang theo cà phê, trà của Việt Nam vì không uống được hai thức uống này ở nước bạn.
Bộ trưởng cho hay, điều này có nghĩa cái gì mình thấy ngon chưa chắc họ đã thấy ngon, bởi khẩu vị của chúng ta không giống với người khác. Đó là lý do vì sao mình vẫn phải xuất khẩu thô, còn họ sơ chế lại cho phù hợp với khẩu vị của họ.
“Nông sản không đơn thuần là nông sản mà phải tích hợp nó thành thực phẩm, dược phẩm… khi nó mang đa giá trị thì chắc chắn giá bán của nó sẽ được nâng cao” - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Nhiều nông dân gặp vướng về đất đai Tại diễn đàn, nông dân Nguyễn Cường với mô hình nuôi tôm ở xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An bày tỏ, những năm qua, Đảng, nhà nước, Hội Nông dân luôn động viên, khuyến khích nông dân mạnh dạn đầu tư mở rộng các mô hình sản xuất hiệu quả. Nhưng cái khó của nhiều nông dân là bị vướng vào các bất cập trong vấn đề đất đai.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan trao đổi với các nông dân tại diễn đàn.
Đơn cử như gia đình ông, thuê đất 20 năm để nuôi tôm thì làm sao dám đầu tư lâu dài. Thêm vào đó, quá hạn thuê đất rồi mà vẫn chưa làm được thủ tục gia hạn cho thuê đất. "Đây là tình trạng không chỉ gia đình tôi mà còn của nhiều nông dân sản xuất quy mô lớn. Chúng tôi mong muốn Hội Nông dân, ngành nông nghiệp và địa phương quan tâm, tháo gỡ cho nông dân" - ông Cường kiến nghị.
Nông dân Nguyễn Ngọc Hải, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Bình Minh (tỉnh Bắc Giang) với mô hình chăn nuôi, chế biến heo thịt cũng cho biết gặp vướng mắc về đất đai.
Theo ông Hải, năm 2023 doanh thu của hợp tác xã đạt 42 tỉ đồng, tạo công ăn việc làm cho 30 lao động với thu nhập 10 triệu đồng/tháng. Để gia tăng giá trị cho sản xuất, sản phẩm phải gia tăng chế biến. Do vậy hợp tác xã đã đầu tư chế biến sâu và thành công, năm nay doanh thu của đơn vị sẽ đạt 50-60 tỉ đồng. Hiện nay hợp tác xã muốn mở rộng đất phục vụ cho khâu chế biến nhưng rất khó khăn. Nhiều hợp tác xã khác cũng gặp vướng mắc như vậy.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, vấn đề thắc mắc của nông dân Cường ở Nghệ An rất đáng lưu tâm. Theo Bộ trưởng, làm nông nghiệp là dũng cảm, rủi ro nhiều, thiên tai dịch bệnh lớn, nên rất cần thời gian mạnh dạn đầu tư hơn. “Tôi cảm ơn anh, tôi ghi nhận và sẽ theo dõi vấn đề này” - Bộ trưởng nói.
Trước vấn đề đất đai, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, Luật Đất đai 2024 đã đưa vào thuật ngữ mới, đó là đất đa mục đích. Có nghĩa là đất nông nghiệp có thể nuôi thuỷ sản, có thể chăn nuôi hay làm du lịch . Có lẽ ở địa phương đang lúng túng chưa tiếp cận được.
Sao chép thành công