Nội dung liên quan Xã Cam Cọn, Huyện Bảo Yên, Tỉnh Lào Cai, Tin Trong Nước
Báo Sức Khỏe & Đời Sống,
Dọn bùn sau lũ, người đàn ông nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
11:54:09 29/09/2024
theo đường link
https://suckhoedoisong.vn/don-bun-sau-lu-nguoi-dan-ong-nhiem-vi-khuan-an-thit-nguoi-whitmore-1692409282025305.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
SKĐS – Dọn bùn đất sau lũ không sử dụng đồ bảo hộ, người đàn ông 52 tuổi tại Lào Cai đã phải nhập viện do nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người" Whitmore nguy hiểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai vừa ghi nhận bệnh nhân N.V.N (52 tuổi, trú tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên) mắc bệnh Whitmore. Trước đó, bệnh nhân N đến bệnh viện khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai trong tình trạng mệt mỏi, rải rác mụn mủ 2 chân, cánh tay, lưng... Qua xét nghiệm, phát hiện bệnh nhân N có vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (vi khuẩn gây bệnh Whitmore), sau đó được chuyển vào Khoa Truyền nhiễm điều trị. Được biết, trước đó bệnh nhân dọn bùn đất sau lũ mà không sử dụng đồ bảo hộ. Trong lúc dọn bùn đất có bị tổn thương xây xát ngoài da. Sau một ngày, bệnh nhân xuất hiện các biểu hiên trên. Hiện tại bệnh nhân được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước bị ô nhiễm. Theo Ths.BS Nguyễn Hồng Long, Phó trưởng khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh Whitmore là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn tồn tại tự nhiên trong đất có thể gây ô nhiễm nguồn nước và lây chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn. Bệnh Whitmore có biểu hiện lâm sàng đa dạng, và không điển hình dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác. Bệnh có thể diễn biến cấp tính, nhiễm trùng máu nặng, nguy kịch, tử vong, hoặc có thể gặp nhiễm trùng mãn tính, nhiễm trùng ẩn, kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Bệnh Whitmore thường xuyên gặp trên những người có bệnh nền như: tiểu đường , bệnh gan, thận, phổi mãn tính, suy giẩm miễn dịch… và có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể tử vong do biến chứng viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh Whitmore. Để chủ động phòng bệnh Whitmore, cần: Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại gần nơi bị ô nhiễm. Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất, bùn và nước bẩn. Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng. Thực hiện ăn chín, uống chín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết. Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh. Người có bệnh tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễm dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các vết thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời. Thời gian gần đây, một số bệnh nhân ở Mỹ bị những tổn thương rất nặng như cụt cả 4 chi, hoặc hoại tử ruột già, hoại tử da, thậm chí tử vong sau khi đi tắm ở biển, sông suối do nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người” Aeromonas hydrophila. Trương Minh Châu Bình luận Ý kiến của bạn Thông báo Bạn đã gửi thành công.