Báo Điện tử Chính phủ,
Đón gió mùa Đông Bắc, miền Bắc đêm và sáng sớm trời lạnh
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
12:52:32 30/09/2024
theo đường link
https://baochinhphu.vn/don-gio-mua-dong-bac-mien-bac-dem-va-sang-som-troi-lanh-102240929164019663.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(Chinhphu.vn) - Trong đợt không khí lạnh này, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển mát; đêm và sáng sớm trời lạnh, riêng vùng núi Bắc Bộ trời rét. Trong đợt không khí lạnh này, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển mát; đêm và sáng sớm trời lạnh Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hiện nay (29/9), ở phía bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía nam. Dự báo diễn biến không khí lạnh trong 24-48 giờ tới, Trung tâm cho biết, trên đất liền, khoảng gần sáng và ngày 1/10, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến hầu hết khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ. Gió chuyển hướng Đông Bắc trong đất liền cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5. Trong đợt không khí lạnh này, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển mát; đêm và sáng sớm trời lạnh, riêng vùng núi Bắc Bộ trời rét. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Thanh Hóa phổ biến từ 19-22 độ, vùng núi 17-19 độ, vùng núi cao có nơi dưới 16 độ; ở Nghệ An-Hà Tĩnh nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 20-23 độ. Trên biển, từ trưa ngày 1/10, ở vịnh Bắc Bộ gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7-8; biển động; sóng biển cao từ 1,5-2,5 m. Dự báo chi tiết: Trung tâm cảnh báo từ chiều tối và đêm 29/9 đến đêm 30/9, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 40-120 mm, cục bộ có nơi trên 200mm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Theo Trung tâm, mưa dông kèm theo các hiện tượng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh có thể gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng. Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc. Gió mạnh và sóng lớn trên biển có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của tàu thuyền và các hoạt động khác.