Báo điện tử Tổ Quốc,

Đón nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh”

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 03:50:54 04/10/2024 theo đường link https://toquoc.vn/don-nhan-danh-hieu-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-nghe-lam-nha-tre-dua-o-cam-thanh-20240928100527443.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(Tổ Quốc) - “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 380, ngày 21/2/2024 về việc công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tối 27/9, UBND xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm ngày Đồng Khởi Giải phóng xã Cẩm Thanh (27/9/1964 - 27/9/2024) và Đón nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống "Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh".
Tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam đã trao bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia "Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh" cho đại diện lãnh đạo xã Cẩm Thanh.
Trước đó, "Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh" được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 380, ngày 21/2/2024 về việc công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đến nay, thành phố Hội An có 6 nghề truyền thống được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, gồm: Nghề làm gốm Thanh Hà, Nghề trồng rau Trà Quế, Nghề mộc Kim Bồng, Nghề khai thác yến sào Thanh Châu, Nghề đan võng ngô đồng ở Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, thành phố Hội An) và "Nghề làm nhà tre dừa ở Cẩm Thanh".
Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam (phải) trao Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia "Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh" cho đại diện lãnh đạo xã Cẩm Thanh.
Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh là xuất phát từ môi trường sinh sống tự nhiên của cư dân ven vùng cửa sông bao quanh rừng dừa, tre, sử dụng hoàn toàn nguyên liệu từ tre và cây dừa nước, thể hiện sự sáng tạo và khéo léo của người dân địa phương.
Dựa vào nguồn vật liệu sẵn có, cư dân địa phương nơi đây đã sáng tạo đến việc gia công, lắp dựng nhà tre, dừa phù hợp với điều kiện, môi trường sống. Sử dụng các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của nghề làm nhà tre dừa không những trong lao động sản xuất mà còn trình diễn để phục vụ cho du khách tham quan góp phần thúc đẩy sự phát triển làng nghề, giới thiệu quảng bá hình ảnh, sản phẩm làng nghề đến đông đảo nhân dân, du khách trên cả nước.
Sao chép thành công