Báo Người Lao Động Online,

Đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc - 70 năm sâu nặng nghĩa tình

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 16:50:24 02/10/2024 theo đường link https://nld.com.vn/dong-bao-mien-nam-tap-ket-ra-bac-70-nam-sau-nang-nghia-tinh-19624100215061673.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Tuấn Minh
(NLĐO)- 70 năm đã trôi qua nhưng tình cảm và trách nhiệm của miền Bắc, trong đó có Thanh Hóa, đối với đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc mãi mãi khắc ghi trong lịch sử dân tộc ta, là biểu tượng về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Đó là khẳng định của Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa khi về dự, chỉ đạo tại Hội thảo khoa học "Thanh Hóa với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc - 70 năm sâu nặng nghĩa tình" do Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức sáng nay 2-10.
Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại hội thảo
Thanh Hóa đã đón tiếp chu đáo, thân tình
Dự sự kiện này còn có lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa; nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an Nguyễn Khánh Toàn, đại diện Ban liên lạc học sinh miền Nam của Trung ương; các cơ quan, đơn vị, các vụ, viện, trường đại học, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học…
Khai mạc hội thảo, ông Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của việc Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ quyết định lãnh đạo, chỉ đạo công tác đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam ra miền Bắc.
Theo đó, cuối tháng 8-1954, sau đúng 1 tháng ký Hiệp định Geneva, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị, trong đó nêu rõ: "Cần tổ chức một cuộc tuyên truyền, giáo dục một cách sâu rộng cho cán bộ và đồng bào ở địa phương về nghĩa vụ đón tiếp bộ đội, thương binh, cán bộ và đồng bào miền Nam… Phải làm cho cán bộ và nhân dân nhận thấy việc đón tiếp và giúp đỡ này là một nghĩa vụ và cũng là một vinh dự của mình.
Các đại biểu dự hội thảo "Thanh Hóa với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc - 70 năm sâu nặng nghĩa tình"
Cần có thái độ ân cần, chăm sóc, giúp đỡ như đối với anh chị em ruột thịt, càng không phải là có thái độ ban ơn, mà chính là phải có thái độ đối với những người có công đối với Tổ quốc, có công với bản thân mình và đã cùng mình chiến đấu gian khổ lâu nay...
Có thể nói, đây không chỉ là đợt chuyển quân thông thường, mà còn là đợt chuyển quân mang trong đó những chủ trương, chính sách về quản lý, đãi ngộ, sử dụng và bồi dưỡng - đào tạo đội ngũ cán bộ, chỉ phần cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, vừa chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước sau này.
Sự kiện này chứng tỏ, nhân dân hai miền Nam - Bắc luôn đoàn kết một lòng, sẵn sàng vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, dũng cảm trong xây dựng và chiến đấu, góp phần viết nên trang sử oanh liệt trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ông Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, phát biểu tại hội thảo
"Thời điểm lịch sử ấy, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa vinh dự là địa phương đầu tiên được Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ tin tưởng giao nhiệm vụ đón tiếp đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Bằng tình cảm và trách nhiệm của mình, và sự chuẩn bị kỹ lưỡng, Thanh Hóa đón tiếp đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc diễn ra chu đáo, thân tình, với tình cảm ruột thịt Bắc - Nam một nhà"- ông Sinh nói.
Về hội thảo này, ông Sinh cho biết Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã nhận được gần 60 báo cáo tham luận của nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các con em, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc; các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và cơ quan, ban, ngành, các huyện, thị xã, TP trên địa bàn tỉnh.
Mỗi tham luận gửi đến hội thảo là một công trình nghiên cứu khoa học công phu, tâm huyết của các tác giả, các tập thể, được tiếp cận từ nhiều nguồn sử liệu khác nhau, từ nhiều góc nhìn khác nhau, nhưng tất cả đều khẳng định chủ trương, đường lối vô cùng sáng suốt, đúng đắn của Đảng, Chính phủ và Bác Hồ kính yêu đối với cuộc chuyển quân này; khẳng định những đóng góp to lớn cả về tinh thần và vật chất của các cấp ủy đảng, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa nói riêng và các tỉnh miền Bắc nói chung đối với đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc.
Các đại biểu dự hội thảo
Bài học kinh nghiệm quý báu về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
Phát biểu chỉ đạo, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đánh giá cao Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội thảo này. Theo ông, đây là hội thảo có ý nghĩa quan trọng trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc; là dịp khẳng định những tình cảm sâu nặng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Thanh Hóa và nhân dân miền Bắc đối với đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc…
"70 năm đã trôi qua nhưng tình cảm và trách nhiệm của nhân dân miền Bắc, trong đó có nhân dân tỉnh Thanh Hóa đối với đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc mãi mãi khắc ghi trong lịch sử dân tộc ta, khẳng định chân lý "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một"; là biểu tượng sinh động về nghĩa tình đồng bào, đồng chí yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, sẵn sàng chia sẻ mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh; là bài học kinh nghiệm quý báu về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc"- Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cũng tin tưởng thông qua những bài viết và ý kiến tham luận tại hội thảo sẽ bổ sung, làm sâu sắc cơ sở khoa học và thực tiễn về một sự kiện quan trọng trong lịch sử cách mạng của Đảng và dân tộc; đồng thời cung cấp thêm nguồn thông tin, tư liệu quý giá phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.
Quang cảnh buổi hội thảo diễn ra sáng nay 2-10 tại Thanh Hóa
Để phát huy hiệu quả các kết quả nghiên cứu, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo ban tổ chức và các cơ quan báo chí, truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền, khẳng định về vị trí, vai trò, tầm vóc của sự kiện tập kết ra Bắc. Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các đại biểu, diễn giả tiếp tục nghiên cứu, khai thác, phát huy, vận dụng các bài học kinh nghiệm về sự kiện lịch sử trọng đại này trong công cuộc đổi mới của đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như công cuộc hội nhập quốc tế.
Cùng với đó, Thanh Hóa cần chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức thành công Lễ khánh thành công trình Khu lưu niệm đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc và Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc tại TP Sầm Sơn. Tiếp tục nghiên cứu, đầu tư xây dựng, sưu tầm, bổ sung phong phú tư liệu vào Khu lưu niệm, tạo thành điểm đến tham quan, thu hút du khách trong và ngoài nước.
Sao chép thành công