Nội dung liên quan Nga, Tin Quốc Tế
Báo Giáo dục & Thời đại,
Động thái hạt nhân | Báo Giáo dục và Thời đại Online
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
12:02:25 27/09/2024
theo đường link
https://giaoducthoidai.vn/dong-thai-hat-nhan-post702468.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Trong bối cảnh Ukraine đang tiếp tục cuộc tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga, giới lãnh đạo Moscow đã đưa ra những đề xuất thay đổi trong chiến lược sử dụng vũ khí hạt nhân. Tổng thống Nga Vladimyr Putin trong cuộc họp với Hội đồng An ninh ngày 26/9 đã nhấn mạnh việc cần phải sửa đổi học thuyết hạt nhân, nhằm xác định rõ các tình huống có thể khiến nước này phải tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân do tình hình quân sự đang thay đổi, cũng như sự xuất hiện của các mối đe dọa mới. Người đứng đầu nước Nga tái khẳng định vũ khí hạt nhân tiếp tục là sự đảm bảo quan trọng nhất cho an ninh quốc gia, là công cụ để duy trì sự ngang bằng chiến lược và cân bằng quyền lực trên thế giới. Nhưng theo ông đã đến lúc cần phải sửa đổi học thuyết hạt nhân và đề xuất mở rộng các tình huống có thể bị coi là mối đe dọa với Nga và đồng minh để quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân. Đây là động thái đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Nga đang lâm vào cuộc xung đột kéo dài với Ukraine có sự hẫu thuẫn của phương Tây. Các đề xuất mở rộng tình huống sử dụng vũ khí hạt nhân được giới phân tích cho rằng đều liên quan đến những diễn biến mới phát sinh từ cuộc xung đột với Ukraine hiện nay. Đề xuất sửa đổi đầu tiên với học thuyết hạt nhân của Nga là mở rộng danh mục các quốc gia và liên minh quân sự chống lại Nga và có thể áp dụng vũ khí hạt nhân. Cụ thể theo đề xuất mới, Moscow sẽ coi hành động chống lại Nga của bất kỳ quốc gia không có vũ khí hạt nhân nào nhưng có sự hỗ trợ của một quốc gia có vũ khí hạt nhân đều là mối đe dọa có thể phải sử dụng đến vũ khí hạt nhân để đối phó. Nga không nêu cụ thể tên quốc gia nào trong trường hợp đề xuất này, nhưng giới phân tích cho rằng đề xuất đã ám chỉ việc áp dụng vũ khí hạt nhân khi Ukraine tấn công lãnh thổ Nga bằng các loại vũ khí do Mỹ hoặc các đồng minh khác cũng sở hữu vũ khí hạt nhân cung cấp. Trước đó, Tổng thống Nga Putin đã từng nhiều lần cảnh báo việc các nước phương Tây cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công Nga là đồng nghĩa các nước phương Tây đã tham gia trực tiếp vào xung đột với Nga. Theo đó, điều này là vượt lằn ranh đỏ và Nga sẽ áp dụng tất cả các biện pháp phòng vệ của mình để đáp trả. Một đề xuất đáng chú ý khác liên quan đến sửa đổi học thuyết hạt nhân của Nga là mở rộng “ô bảo vệ hạt nhân” tới láng giềng Belarus, với tư cách là thành viên của nhà nước liên minh với Nga. Tuy nhiên, các đề xuất thay đổi nói trên chưa rõ khi nào sẽ có hiệu lực. Học thuyết hạt nhân đang được Nga áp dụng thông qua từ năm 2020, trong đó vạch ra 4 tình huống chính có thể khiến Moscow phải sử dụng vũ khí hạt nhân, gồm có việc bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo, bị tấn công bằng vũ khí hủy diệt, bị tấn công các cơ sở quân sự quan trọng và bị tấn công bằng vũ khí thông thường nhưng đe dọa sự tồn vong của nhà nước Nga. Trong học thuyết hạt nhân của Nga, người có quyền quyết định cuối cùng trong việc sử dụng vũ khí hạt nhân là do tổng thống đưa ra. Tổng thống Putin từng nhiều lần khẳng định Nga luôn có cách tiếp cận trách nhiệm cao với việc sử dụng vũ khí hạt nhân và ngăn chặn sự phổ biến của loại vũ khí hủy diệt này. Nhưng đề xuất thay đổi học thuyết hạt nhân của Nga nói trên có thể khiến cuộc xung đột hiện nay với Ukraine có thêm khả năng để kìm chế nguy cơ lan rộng.