Nội dung liên quan Thành phố Hồ Chí Minh, Tin Trong Nước
Báo Đấu thầu,
Dự án ngăn triều 10.000 tỷ tại TP.HCM: Cấp thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
07:56:52 27/09/2024
theo đường link
https://baodauthau.vn/du-an-ngan-trieu-10000-ty-tai-tphcm-cap-thiet-dieu-chinh-chu-truong-dau-tu-du-an-post165589.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Tác giả: Văn Huyền Nam miền Bắc Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nam miền Nam (BĐT) - UBND TP.HCM vừa có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) với 3 nhóm giải pháp liên quan đến khó khăn về xác định thẩm quyền, nguồn vốn và cơ sở thanh toán hợp đồng BT. Cả 3 nhóm giải pháp được TP.HCM đề xuất cho thấy Thành phố đã xác định phải điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án, điều chỉnh hợp đồng và căn cứ theo hướng dẫn mà các bộ, ngành đã tham mưu cho Tổ công tác trong suốt thời gian qua. Khó khăn đầu tiên với dự án này là chưa xác định rõ thẩm quyền và trình tự thực hiện đối với Dự án đang trong quá trình thực hiện có sự thay đổi, mà các nội dung thay đổi dẫn đến Dự án thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia. Cụ thể, trong trường hợp này, Dự án trong quá trình thực hiện có khả năng phát sinh dẫn đến tổng mức đầu tư vượt trên 10.000 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn sử dụng được dùng để thanh toán cho nhà đầu tư sau khi Dự án hoàn thành, không phải để thực hiện Dự án trong giai đoạn đầu tư xây dựng bao gồm: vốn ngân sách nhà nước bằng tiền là dưới 10.000 tỷ đồng và phần vốn còn lại là thanh toán bằng giá trị quyền sử dụng đất, phát sinh vấn đề thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia được quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư công và Điều 12 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Trong khi đó, tại Khoản 3 Điều 104 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP4 ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư có nêu quy định đối với việc xử lý chuyển tiếp đối với dự án đang trong quá trình thực hiện, phát sinh vấn đề thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia; tuy nhiên, vẫn chưa xác định rõ thẩm quyền và trình tự thực hiện. “Thành phố sẽ đề xuất phương án thực hiện và báo cáo Chính phủ trong quá trình thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư của Dự án”, báo cáo của UBND TP.HCM cho biết. Theo báo cáo của UBND TP.HCM, vướng mắc trong việc huy động nguồn vốn thi công hoàn thành công trình xuất phát từ việc Ngân hàng BIDV không đủ cơ sở để ký Phụ lục hợp đồng tín dụng với Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 để trình Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện gia hạn thời gian giải ngân tái cấp vốn. NHNN đã tiến hành thu nợ tái cấp vốn đối với BIDV khoảng 3.560 tỷ đồng nên trong trường hợp dù được NHNN gia hạn thời gian giải ngân khoản vay tái cấp vốn, BIDV vẫn không thể tiếp tục giải ngân cho nhà đầu tư do Dự án chưa được thanh toán. Đây được xem là vướng mắc trọng yếu nhất, phát sinh nhiều ý kiến trái chiều. TP.HCM đã đề xuất loạt giải pháp nhưng chưa có sự đồng thuận. Đến nay, theo UBND TP.HCM, Thành phố sẽ rà soát, điều chỉnh các điều khoản thanh toán của hợp đồng thực hiện thanh toán cho nhà đầu tư bằng các quỹ đất đã được xác định trong hợp đồng, phù hợp với quy định của pháp luật để tạo nguồn vốn cho việc tiếp tục thi công hoàn thành công trình. Đối với thiếu sót liên quan phương án thanh toán cho nhà đầu tư, UBND TP.HCM cho biết, Hợp đồng BT số 2607/2016/HĐ-UBND được UBND Thành phố và Công ty CP Đầu tư xây dựng Trung Nam (Nhà đầu tư), Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 (Doanh nghiệp dự án) ký kết ngày 27/5/2016. Do đó đủ điều kiện chuyển tiếp theo quy định tại điểm c Khoản 5 Điều 101 Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Tại thời điểm ký kết Hợp đồng, quy định của pháp luật để triển khai và thanh toán dự án BT là Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (có hiệu lực từ ngày 10/4/2015 đến ngày 19/6/2018), Quyết định số 23/2015/QĐ-TTg ngày 26/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế Nhà nước thanh toán bằng quỹ đất cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (có hiệu lực từ ngày 15/8/2015 đến ngày 1/10/2019). Thực tế, Thành phố đã thực hiện đàm phán ký kết Hợp đồng, Phụ lục Hợp đồng để triển khai xây dựng công trình. Theo đó, Thành phố sẽ thanh toán cho Nhà đầu tư bằng quỹ đất tương đương 16% giá trị quyết toán Dự án (khoảng 1.588 tỷ đồng). Phần thanh toán bằng tiền tương đương 84% giá trị quyết toán Dự án (khoảng 8.380 tỷ đồng). Đây cũng là ý kiến của Kiểm toán Nhà nước và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để gỡ vướng cho Dự án. “Như vậy, Thành phố nhận thấy, để khắc phục thiếu sót liên quan đến phương án thanh toán cho nhà đầu tư cần phải điều chỉnh phương án. Theo đó, đối với các khu đất đã xác định trong Hợp đồng BT, sẽ thực hiện trình tự thanh toán quỹ đất như các dự án BT thông thường theo quy định”, UBND TP.HCM nhận định. Về vướng mắc chưa có cơ sở thanh toán Hợp đồng BT, Dự án thuộc trường hợp chuyển tiếp theo quy định tại Điều 101 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; khoản 7 Điều 6 Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội và Điều 91 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Đồng thời, pháp luật hiện hành không có thêm quy định nào khác về việc thực hiện, điều chỉnh hợp đồng BT đã ký kết trước đây. Việc này dẫn đến việc điều chỉnh dự án gặp sẽ vướng mắc về pháp lý liên quan đến quy định của Luật, một số nội dung không được thể hiện trong các quy định của Luật như việc xác định Hợp đồng có được phép thanh toán (sau khi khắc phục các thiếu sót)..., nên vượt thẩm quyền của Chính phủ. Do đó, Thành phố sẽ phân tích và báo cáo cụ thể trong quá trình thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư của Dự án. Cũng theo UBND TP.HCM, do tổng mức đầu tư Dự án đã có sự thay đổi, thời gian thực hiện Dự án đã hết, việc ký kết hợp đồng và thực hiện có một số thiếu sót, để bảo đảm cơ sở pháp lý, cần triển khai thực hiện thủ tục điều chỉnh Dự án. Thành phố đề xuất thực hiện điều chỉnh điều khoản về thanh toán trong hợp đồng song song với việc điều chỉnh tổng thể Dự án. Cụ thể, thực hiện đồng thời thủ tục điều chỉnh thời gian thực hiện dự án để làm cơ sở ký kết Phụ lục Hợp đồng BT thay đổi phương án thanh toán. Sau khi điều chỉnh Phụ lục Hợp đồng BT thì Dự án cơ bản khắc phục các thiếu sót nêu trên, Thành phố có thể bắt đầu thực hiện việc thanh toán bằng quỹ đất là các khu đất đã xác định trong Hợp đồng BT theo quy định hiện hành, giải quyết được nguồn vốn cho Nhà đầu tư thực hiện hoàn thành công trình và giảm bớt chi phí phát sinh lãi vay trong thời gian chờ hoàn tất thủ tục điều chỉnh Dự án. Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, Dự án chưa có Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư mà chỉ được Thường trực Chính phủ chấp thuận chủ trương thực hiện Dự án tại Thông báo số 285/TB-VPCP ngày 20/8/2015 của Văn phòng Chính phủ và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 9842/VPCP-KTTH ngày 24/11/2015. Đến nay, Dự án đã triển khai thi công đạt hơn 90% khối lượng công việc. Theo báo cáo của Nhà đầu tư, lũy kế giá trị giải ngân đạt 8.276.052 triệu đồng/9.976.000 triệu đồng (trong đó, giải ngân từ nguồn vốn vay 7.094.547 triệu đồng và vốn tự có 1.181.505 triệu đồng). Nhà đầu tư báo cáo nguồn vốn còn lại cần huy động để thi công hoàn thành công trình là khoảng 1.800 tỷ đồng. Theo báo cáo của BIDV, Ngân hàng đã phải thu xếp nguồn vốn thương mại để trả nợ vay tái cấp vốn cho NHNN số tiền 3.560 tỷ đồng. Kiểm toán Nhà nước đã xác nhận chi phí đầu tư của Dự án thực hiện đến 31/12/2017 là 3.043.386.758.164 đồng.