Báo điện tử Tổ Quốc,

Du khách trong và ngoài nước tấp nập trở lại các tuyến du lịch Đông Bắc - Tây Bắc

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 14:31:04 14/10/2024 theo đường link https://toquoc.vn/du-khach-trong-va-ngoai-nuoc-tap-nap-tro-lai-cac-tuyen-du-lich-dong-bac-tay-bac-20241014094615777.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Thực hiện: Nam Nguyễn
(Tổ Quốc) - Sau thời gian gián đoạn vì mưa lũ và sạt lở sau bão só 3 Yagi, hoạt động du lịch tại nhiều điểm đến Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng... cơ bản đã được khôi phục, nhiều địa phương đã đón tiếp nhiều đoàn khách du lịch trong nước và quốc tế. Theo các doanh nghiệp lữ hành và cơ quan quản lý du lịch tại địa phương, hiện nay đa số các điểm du lịch tại Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng... đã đón khách trở lại, giao thông khôi phục. Tuy nhiên vì nhiều lý do nên lượng khách nội địa còn thấp, các điểm đến chủ yếu phục vụ du khách quốc tế.
"Vẫn còn tâm lý e ngại đi du lịch miền núi phía Bắc, nhưng chúng tôi vẫn tổ chức thành công các đoàn khách từ TP.HCM tới khu vực Đông - Tây Bắc từ cuối tháng 9 đến nay, như hành trình TP.HCM - Hà Nội - Hà Giang - Sa Pa từ ngày 25 - 29/9, TP.HCM - Hà Nội - Hạ Long - Ninh Bình - Tam Chúc - Sa Pa từ ngày 25 - 29/9, TP.HCM - Hà Nội - Sa Pa - Ninh Bình - Hạ Long từ ngày 2 - 6/10... Trong tháng 10 này, các hành trình từ TP.HCM đến Sa Pa, Hạ Long tiếp tục khởi hành thường xuyên", Ông Mai Xuân Thảo - Giám đốc Công ty TNHH Truyền Thông và Du lịch Quốc tế Btour
cho biết.
Biển mây tuyệt đẹp thu hút đông đảo du khách đến với Sa Pa (Lào Cai)
Tại Lào Cai, một số công ty lữ hành cho biết chủ yếu phục vụ khách inbound và nhóm khách nhỏ đến Sa Pa, còn các đoàn khách lớn nội địa đa số dời lịch đến giữa hoặc cuối tháng 10. Đến Lào Cai hôm 7/10, hai du khách Pia và Sese (quốc tịch Đức) chia sẻ ấn tượng với cảnh sắc tại Sa Pa: "Chúng tôi sẽ dành 3 đêm tại Sa Pa. Đi bộ lên tới tượng Phật trên đỉnh Fansipan khá mệt nhưng cũng xứng đáng, từ đây được chiêm ngưỡng phong cảnh tuyệt vời mà chúng tôi chưa từng thấy trước đây".
Hai du khách Pia và Sese (quốc tịch Đức) chia sẻ ấn tượng với cảnh sắc tại Sa Pa.
Sau mưa lũ, Sa Pa và các điểm đến khác tại Lào Cai đã nhanh chóng triển khai giải pháp phục hồi du lịch, thu hút khách trở lại. Tuyến đường sắt từ ga Hà Nội đã đến ga Lào Cai cũng đã được khôi phục từ cuối tháng 9. Các tuyến đường trọng điểm kết nối các điểm du lịch trên địa bàn thị xã Sa Pa và kết nối thị xã Sa Pa tới điểm du lịch trên các trục đường Quốc lộ 4D, tỉnh lộ 152 và 155... được sửa chữa và nâng cấp.
Nhờ việc tích cực khôi phục cơ sở hạ tầng, lượng khách đến với Sa Pa đã đạt 70% lượng khách bình quân/tuần trong năm 2024.
Bà Hoàng Thị Vượng - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Sa Pa, Lào Cai cho biết Sa Pa đã ban hành phương án khôi phục hoạt động du lịch sau mưa bão. Từ nay đến cuối năm, Sa Pa tổ chức nhiều sự kiện, sản phẩm để thu hút du khách như tour du lịch "Cung đường di sản văn hóa Dao"; "Di sản văn hóa Giáy"; đưa vào khai thác Không gian văn các dân tộc Sa Pa; đưa vào khai thác Khu chạm khắc đá cổ Sa Pa; tổ chức chuỗi sự kiện Lễ hội mùa Đông Sa Pa... Địa phương sẽ đón các đoàn gồm đơn vị lữ hành, truyền thông đến khảo sát, đánh giá chất lượng điểm đến và sản phẩm để quảng bá hình ảnh và thu hút khách trở lại với Sa Pa.
Tại Hà Giang,
bà Nguyễn Thị Hoài - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang cho biết đến nay, các tuyến giao thông huyết mạch quan trọng như quốc lộ 2, quốc lộ 4C, cơ bản đã thông suốt. Vì thế, các đơn vị lữ hành cũng như du khách có thể yên tâm đến với Hà Giang trong thời gian này. Hà Giang cũng đón các doanh nghiệp du lịch, Hội Lữ hành G7 để khảo sát dịch vụ, kết nối tour đưa khách đến Hà Giang.
Du khách quốc tế dừng lại chụp ảnh với các bạn nhỏ tại trạm nghỉ đèo Thẩm Mã, Hà Giang.
Các địa phương tại Hà Giang sẽ tiếp tục các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn cho du khách, đẩy mạnh thông tin hai chiều để du khách nắm được tình hình và yên tâm đến với Hà Giang. Ngoài ra, Hiệp hội Du lịch Hà Giang cũng vận động các cơ sở du lịch trên địa bàn tham gia chương trình kích cầu du lịch, giảm giá dịch vụ và cam kết phục vụ với chất lượng tốt nhất để thu hút du khách đến với Hà Giang.
"Các đơn vị nhà hàng, khách sạn, lữ hành trên địa bàn tỉnh Hà Giang đảm bảo chất lượng dịch vụ không suy giảm, thu hút đa dạng hóa thị trường, phát triển đa dạng sản phẩm. Qua đó tạo điều kiện cho người lao động trên địa bàn tỉnh Hà Giang có công ăn việc làm, nâng cao trình độ kỹ năng, nâng cao thu nhập cuộc sống bớt khó khăn trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau thiên tai bão lũ", ông Lại Quốc Tĩnh - Chủ tịch Hiệp hội du lịch Hà Giang cho biết.
Du khách trải nghiệm thêu khăn của người Lô Lô Chải dưới chân cột cờ Lũng Cú.
Tại Yên Bái, ruộng bậc thang Mù Cang Chải đang bước vào mùa đẹp nhất nên thu hút rất đông du khách. Các công ty lữ hành như BTour, PYS Travel, Vietravel... đã tổ chức đưa khách đến Mù Cang Chải từ cuối tháng 9 đến nay, với nhiều đoàn khách khởi hành cả từ Hà Nội và TP.HCM. Hiện nay tour du lịch Mù Cang Chải và các điểm đến phụ cận ở Yên Bái đang là sản phẩm chủ đạo của nhiều doanh nghiệp du lịch.
"Cơ bản những điểm du lịch của Yên Bái không bị thiệt hại do mưa lũ vừa qua. Hiện nay giao thông thuận tiện, tuyến đường từ Hà Nội lên thành phố Yên Bái và tới Mù Cang Chải, Nghĩa Lộ, Tú Lệ... đi lại bình thường", ông Nguyễn Văn Cường
Giám đốc Công ty Du lịch Nụ cười mới cho biết.
Mù Căng Chải, Yên Bái đang vào mùa lúa chín đẹp nhất.
Ông Nguyễn Văn Cường cũng cho hay, hiện sản phẩm du lịch tại một số tỉnh miền núi rất đa dạng và phong phú. Trong đó có các đoàn kết hợp giữa việc đi tour và làm thiện nguyện. Để cùng vượt qua khó khăn của đồng bào bị ảnh hưởng mưa lũ sau bão, nhiều đoàn hiện nay đã kết hợp du lịch và đi thiện nguyện. Đây cũng là một trong những hoạt động thiết thực trong thời điểm hiện tại.
Ông Nguyễn Văn Cường Giám đốc Công ty Du lịch Nụ cười mới cùng đoàn thiện nguyện tặng quà tại xã Sán Chải trong đợt lũ vừa qua.
Trở về Hà Nội từ Cao Bằng, hướng dẫn viên du lịch Cao Hương cho biết hiện nay hành trình từ Lạng Sơn đến Cao Bằng di chuyển thuận lợi, du khách có thể ghé qua các điểm đến tại Hạ Lang - Trùng Khánh - Trà Lĩnh. Điểm đến tiêu biểu nhất tại Cao Bằng là khu du lịch thác Bản Giốc vẫn đón khách bình thường, trong đó lượng khách Trung Quốc theo tuyến tham quan qua lại khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) – Đức Thiên (Trung Quốc) tăng cao do Trung Quốc vừa trải qua kỳ nghỉ lễ kéo dài.
Hoạt động văn hóa của người Tày, Lạng Sơn thu hút rất đông du khách tới tham dự.
Đại diện một số công ty tour cho biết trong tháng 10 nhiều tour du lịch từ Hà Nội đi Đông - Tây Bắc được khai thác trở lại, như Hà Nội - hồ Ba Bể - thác Bản Giốc - động Ngườm Ngao - hang Pác Bó, Hà Nội - săn mây Tà Xùa và thảo nguyên, Hà Nội - Mù Cang Chải mùa lúa chín, Hà Nội – Hà Giang với các điểm đến Đồng Văn, Lũng Cú, Mã Pì Lèng, Yên Minh, Quản Bạ và bao gồm vé sông Nho Quế.
Cùng với Chính quyền địa phương các tỉnh ảnh hưởng của bão, lũ tiếp tục vận động các cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp đoàn kết, chung tay dọn dẹp vệ sinh đường phố, khu, điểm du lịch, di tích, cơ sở lưu trú trên địa bàn sau bão lũ để sẵn sàng mọi điều kiện đón khách du lịch trở lại.
Sao chép thành công