Nội dung liên quan Ukraine, Tin Quốc Tế

Báo Giao Thông - Tin tức 24h qua, Tin nóng mới nhất hôm nay,

Đức kiên quyết giữ quan điểm về việc cấp quyền sử dụng vũ khí tầm xa cho Ukraine

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 00:31:16 16/09/2024 theo đường link https://www.baogiaothong.vn/duc-kien-quyet-giu-quan-diem-ve-viec-cap-quyen-su-dung-vu-khi-tam-xa-cho-ukraine-192240915153403646.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định Berlin nhất quyết không cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, kể cả khi các quốc gia khác cho phép.
Tuyên bố do Thủ tướng Olaf Scholz đưa ra tại phiên đối thoại ở Prenzlau, bang Brandenburg vào hôm 14/9 trong bối cảnh Mỹ được đánh giá là đang tạo điều kiện, gỡ bỏ lệnh cấm để cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Đức cương quyết không cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa của Đức để tấn công vào lãnh thổ Nga. (Ảnh: Newsweek)
Theo đó, Berlin vẫn giữ nguyên chính sách không cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Đức cung cấp để thực hiện các cuộc tấn công nêu trên.
"Tôi vẫn giữ nguyên lập trường của mình, ngay cả khi các quốc gia khác quyết định thế nào đi chăng nữa. Tôi sẽ không làm như vậy vì theo tôi đây chính là vấn đề lớn", ông Scholz nói.
Đức là nhà tài trợ quân sự lớn thứ 2 của Ukraine chỉ sau Mỹ, đã cam kết viện trợ hơn 28 tỷ euro vũ khí sát thương cho Kiev kể từ khi cuộc xung đột với Nga bắt đầu.
Tuy nhiên cho đến nay, Berlin vẫn từ chối nối gót hai đồng minh Anh và Pháp trong việc trang bị tên lửa tầm xa cho Ukraine.
Vào tháng 5, ông Scholz giải thích Đức cung cấp tên lửa Taurus có tầm bắn 500km cho Ukraine sẽ đồng nghĩa với việc Berlin trở thành một bên tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột.
Tuần qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo các cường quốc phương Tây không nên thực hiện các hành động thù địch, gây leo thang căng thẳng.
Ông Putin giải thích Kiev không có khả năng tự triển khai các hệ thống tên lửa tầm xa của phương Tây, phải phụ thuộc vào thông tin tình báo từ vệ tinh NATO và công đoạn khai hỏa tên lửa phải có sự tham gia của nhân viên quân sự NATO.
"Điều này đồng nghĩa các nước NATO, Mỹ và các nước châu Âu đang chống lại Nga. Việc tham gia trực tiếp vào xung đột như vậy sẽ thay đổi bản chất của cuộc xung đột, buộc Nga phải đưa ra quyết định phù hợp đối với các mối đe dọa", ông Putin cảnh báo.
Vào tháng 6 vừa qua, Tổng thống Putin cũng tuyên bố Moscow sẽ bắn hạ bất kỳ tên lửa nào được sử dụng trong các cuộc tấn công tầm xa và trả đũa những kẻ liên quan đến các vụ tấn công.
Theo hãng tin RT của Nga, tên lửa ATACMS và Storm Shadow do phương Tây cung cấp đã được Ukraine sử dụng để tấn công các mục tiêu ở Crimea và Donbass, gây ra nhiều thương vong cho dân thường.
Sao chép thành công