Nội dung liên quan Đức, Tin Quốc Tế

Báo Lao Động Online,

Đức mở rộng quan hệ với các nước Trung Á

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 11:56:39 17/09/2024 theo đường link https://laodong.vn/the-gioi/duc-mo-rong-quan-he-voi-cac-nuoc-trung-a-1395073.ldo
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Song Minh
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đang có chuyến công du 3 ngày đến các nước Trung Á nhằm tìm kiếm hợp tác kinh tế, năng lượng và phối hợp địa chính trị ở khu vực mà Nga vẫn đang có sức ảnh hưởng đáng kể.
Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev (phải) tiếp Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 15.9.2024. Ảnh: Văn phòng Báo chí Tổng thống Uzbekistan
Reuters đưa tin, ngày 15.9, Thủ tướng Olaf Scholz đến thành phố lịch sử Samarkand ở Uzbekistan . Sau cuộc gặp với Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev, Thủ tướng Olaf Scholz cho biết, Đức đã ký thỏa thuận với Uzbekistan để giúp người lao động Uzbekistan có tay nghề cao dễ dàng di cư đến Đức hơn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người Uzbekistan ở Đức trở về quê hương.
Ngày 16-17.9, Thủ tướng Olaf Scholz đến thăm Kazakhstan, cường quốc kinh tế lớn nhất trong khu vực. Tại đây, nhà lãnh đạo Đức sẽ dự hội nghị thượng đỉnh với tất cả 5 nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ trong khu vực - Uzbekistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Turkmenistan vào ngày 17.9.
Đức đã tham gia vào quan hệ đối tác chiến lược với các quốc gia này vào năm ngoái trên các lĩnh vực kinh tế, năng lượng, khí hậu và môi trường. Các cuộc đàm phán ở Kazakhstan có khả năng tập trung vào nguồn cung cấp dầu khí cho Đức. Đức đã có một số thỏa thuận quan trọng với Kazakhstan. Dầu thô Kazakhstan bắt đầu chảy qua đường ống Druzhba vào năm ngoái, giúp nhà máy lọc dầu Schwedt của Berlin tiếp tục hoạt động sau khi Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt Nga khiến nguồn cung dầu khí từ Nga giảm.
"Điều này đánh dấu một hướng đi hoàn toàn mới trong hợp tác song phương, vì trước đây chưa từng có dầu Kazakhstan chảy qua đường ống này" - Reuters dẫn lời một quan chức chính phủ Kazakhstan cho biết. Ngoài dầu mỏ, Kazakhstan còn có hơn hai nghìn tỉ mét khối trữ lượng khí đốt tự nhiên.
Các nhóm của Đức đã đàm phán các thỏa thuận về hóa chất, lao động lành nghề, năng lượng tái tạo, hậu cần, giáo dục và nhiều trong số đó dự kiến ​​được ký kết trong chuyến thăm của Thủ tướng Scholz.
Năm 2023, Kazakhstan xuất khẩu 8,5 triệu tấn dầu sang Đức, chiếm 11,7% tổng lượng dầu nhập khẩu của Đức và tăng từ khoảng 6,5 triệu tấn trước xung đột Nga - Ukraina.
Sự gia tăng này đưa Kazakhstan trở thành nhà cung cấp lớn thứ ba của Đức sau Na Uy và Mỹ, theo dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Liên bang Đức. Trong khi đó, các khoản đầu tư của Đức vào Kazakhstan tăng 64% vào năm ngoái so với năm 2022. Theo dữ liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp Đông Đức, kim ngạch thương mại giữa Kazakhstan và Đức tăng gần gấp đôi sau xung đột Nga - Ukraina.
"Do chế độ và hệ thống chính trị, Trung Á không phải là ưu tiên hàng đầu của Đức. Nhưng xung đột đã thay đổi cơ bản động lực này" - Stefan Meister, chuyên gia về Trung Á tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức, cho biết.
Tuy nhiên, đằng sau tất cả các kế hoạch mới vẫn còn những thực tế lịch sử và địa lý cũ. Kazakhstan có thể cung cấp một giải pháp thay thế dầu khí của Nga cho Đức. Nhưng nước này cũng bị đè nặng bởi lưới điện thời Liên Xô lỗi thời và thủ tục hành chính phức tạp.
Ngoài ra, 5 nước Trung Á có vị trí địa lý và lịch sử gần gũi với Nga, cho đến nay vẫn từ chối công khai đứng về phe nào trong chiến dịch quân sự ở Ukraina. Nga vẫn có ảnh hưởng đáng kể ở Trung Á, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh, kinh tế và năng lượng. Vì vậy, mối quan hệ với Nga, theo một cách nào đó, sẽ vẫn tồn tại. Việc Đức đang tìm kiếm thêm lợi ích chiến lược và địa chính trị ở khu vực Trung Á - nơi Nga vẫn duy trì ảnh hưởng mạnh mẽ - được coi là một bước đi khôn khéo.
Sao chép thành công