Nội dung liên quan Phường Hoa Lư, Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai, Tin Trong Nước
Báo Tin Tức,
Dừng hoạt động, gỡ biển hiệu phòng khám bệnh 'chui' ở Gia Lai
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
15:39:42 01/10/2024
theo đường link
https://baotintuc.vn/y-te/dung-hoat-dong-go-bien-hieu-phong-kham-benh-chui-o-gia-lai-20241001103004979.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Sau khi báo chí và Thông tấn xã Việt Nam phản ánh, chiều 30/9, Đoàn kiểm tra của Sở Y tế Gia Lai phối hợp với Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Gia Lai, đã tiến hành kiểm tra đột xuất tại cơ sở PK ĐHY TP Hồ Chí Minh (địa chỉ 75 Nguyễn Tất Thành, phường Hoa Lư, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai). Bác sĩ "dởm" tốt nghiệp ngành văn hoá nhưng... vẫn thực hiện khám, chữa bệnh cho nhiều người dân tại Gia Lai. Ảnh: Quang Thái/TTXVN Tại thời điểm Đoàn kiểm tra có mặt, cơ sở đang hoạt động bình thường. Lúc này một người tự xưng là "bác sĩ Võ Minh Thanh" đang khám bệnh cho một khách hàng, tư vấn điều trị suy giãn tĩnh mạch, tiêm xơ và laser sóng cao tần. Trước yêu cầu kiểm tra các giấy tờ có liên quan về hoạt động của cơ sở, người đàn ông tự xưng là bác sĩ Thanh tỏ thái độ bất hợp tác, không xuất trình Căn cước công dân và các giấy tờ hoạt động hành nghề theo quy định. Thậm chí người này còn nhởn nhơ, ngồi bấm điện thoại trước mặt Đoàn kiểm tra. Trước thái độ bất hợp tác của cơ sở, Đoàn kiểm tra đã mời Công an phường Hoa Lư đến phối hợp kiểm tra làm rõ. Lúc này, người tự xưng là bác sĩ Thanh mới hợp tác và khai nhận tên thật là Võ Minh Chiến (28 tuổi, cư trú tại thôn Chí Công, xã Cư An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai). Các phiếu thu tiền của cơ sở PK ĐHY TP Hồ Chí Minh bị xé hết phần góc có chủ đích lừa dối khách hàng. Ảnh: TTXVN phát Ông Chiến khai quê ở An Nhơn, Bình Định, tốt nghiệp chuyên ngành Văn hóa, không có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề liên quan đến Y tế. Người này cũng cho biết thực hiện việc tư vấn cho khách hàng theo hướng dẫn của chị Lê Thị Thành (ông Chiến cho biết là chủ cơ sở); đồng thời, thực hiện điều trị tĩnh mạch bằng tiêm xơ và laser sóng cao tần và ký tên "BS Võ Minh Thanh" theo chỉ đạo của chị Lê Thị Thành. Toàn bộ tiền khám, chữa bệnh cho khách hàng đều chuyển vào tài khoản của bà Lê Thị Thành. Ông Chiến mới vào cơ sở làm việc được một tháng nay với mức lương 5,5 triệu đồng/tháng. Trước yêu cầu của Đoàn kiểm tra, ông Chiến gọi điện cho người quản lý. Tuy nhiên, người trong điện thoại cho biết do nhà bị ảnh hưởng lũ lụt nên đã về quê giải quyết công việc gia đình và hứa sẽ có mặt làm việc với cơ quan chức năng theo yêu cầu. Đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản kiểm tra yêu cầu cơ sở chấm dứt ngay hành vi vi phạm, dừng tất cả hoạt động liên quan đến lĩnh vực khám, chữa bệnh, tháo gỡ toàn bộ biển hiệu khám, chữa bệnh; đồng thời mời chủ cơ sở có mặt tại Sở Y tế tỉnh Gia Lai lúc 8 giờ ngày 4/10/2024 để làm việc. Trước đó, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam thường trú tại Gia Lai phản ánh ý kiến của nhiều người dân về cơ sở khám, chữa bệnh này. Nhiều người dân tại Gia Lai đã đóng một khoản tiền lớn tại cơ sở trên để được tiêm xơ, chiếu laser sóng cao tần, chạy massage chân… Bà N.T.T.T (56 tuổi) lặn lội từ huyện An Khê lên thành phố Pleiku để khám bệnh cho biết, từ tìm hiểu thông tin trên mạng xã hội, bà T biết đến cơ sở PK ĐHY TP Hồ Chí Minh với lời giới thiệu có thể chữa được căn bệnh của bà. Tuy nhiên, sau 3 lần điều trị tại đây, bệnh của bà không thuyên giảm, cơ sở thì luôn hối thúc hai vợ chồng bà lên để… đóng cho xong số tiền còn lại. "Bác sĩ" Võ Minh Thanh ngồi nhởn nhơ bấm điện thoại, bất hợp tác khi đoàn kiểm tra làm việc. Ảnh: TTXVN phát “Vì tin tưởng cơ sở có bác sĩ từ TP Hồ Chí Minh khám nên tôi đã đến đây để được khám, chữa bệnh. Tại cơ sở, vợ chồng tôi được bác sĩ Võ Minh Thanh khám và đưa ra phác đồ điều trị. Theo đó, việc điều trị ở tại phòng khám và sẽ được điều trị 4 lần (mỗi lần cách nhau một tuần) với giá tiền điều trị cho hai vợ chồng là 18 triệu đồng. Chúng tôi có yêu cầu chia ra nộp từng lần điều trị và tổng cộng đã nộp 9,2 triệu đồng”, bà T trình bày. Cũng theo bà T, các đợt lên điều trị tại cơ sở, nhiều lần bà yêu cầu được gặp bác sĩ để tư vấn thêm. Tuy nhiên, người trực tiếp có mặt tại cơ sở đều đưa ra lí do bác sĩ vắng, bận… Trước sức ép của bà T, cơ sở này liền “tiêm cho bà một mũi tiêm rồi chạy laser cao tần và cho về”. Ngoài bà T, cơ sở này cũng đang thực hiện điều trì với phương pháp tiêm xơ iven 2 lọ+laser sóng cao tần 5 buổi cho nạn nhân N.T.L (53 tuổi, phường Trà Bá, thành phố Pleiku) với chẩn đoán suy giãn tĩnh mạnh nông+sâu, nổi búi mạng nhện, đau+tức. Cơ sở PK ĐHY TP Hồ Chí Minh có dấu hiệu lừa đảo. Ảnh: TTXVN phát Theo ông Trần Quang Khâm, Chánh thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai, cơ sở này hoạt động chui nên mọi thông tin ghi nhận ban đầu cần tiếp tục xác minh, làm rõ. Chủ cơ sở này cũng không có mặt lúc Đoàn kiểm tra đến và chỉ làm việc qua một số điện thoại nên chưa có biện pháp xử lý. Hiện, vụ việc tiếp tục được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Trước sự việc trên, ngành chức năng tỉnh cũng khuyến cáo người dân nên đến các bệnh viện, cơ sở y tế đã được cấp phép để khám, chữa bệnh đảm bảo an toàn sức khỏe. Quang Thái (TTXVN)