Nội dung liên quan Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Tin Trong Nước
Báo SGGP Online,
Được chăm sóc cha mẹ già là hạnh phúc
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
04:42:09 30/09/2024
theo đường link
https://www.sggp.org.vn/duoc-cham-soc-cha-me-gia-la-hanh-phuc-post761230.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Cha mẹ từng làm việc vất vả để kiếm tiền nuôi con, chăm lo cho con từ bữa ăn đến giấc ngủ, mong cho con khôn lớn, khỏe mạnh, trưởng thành, có cuộc sống đủ đầy. Về già, ngay cả khi cha mẹ chẳng mong đợi gì ở con, nhưng phận làm con, ít nhất hãy mang đến cho cha mẹ những niềm vui nho nhỏ từ sự quan tâm, bởi mỗi ngày trôi qua là thời gian ta còn ở bên cha mẹ ngắn lại… Nam miền Nam Nam miền Nam Nữ miền Nam Nữ miền Bắc Nam miền Bắc Sống với con, đến bữa vẫn phải ăn cơm hộp Ở tuổi ngoài 70, ông Nguyễn Hiếu (quận 1, TPHCM) mỗi buổi trưa lại lang thang ra con hẻm ở đường Cống Quỳnh để mua hộp cơm mang về ăn. Những ngày trời mát, ông ngồi ở những hàng quán lề đường ăn xong dĩa cơm rồi về. Ăn ở quán có không khí phố xá, khác hơn so với việc lủi thủi ăn một mình trong gian bếp nguội lạnh nhà mình, cũng thích. Ông Hiếu một mình nuôi 2 con trai từ khi vợ ông chẳng may qua đời do tai nạn giao thông. Giờ 2 người con của ông đều đã trưởng thành, một người đi hợp tác lao động ở nước ngoài. Ông ở với con trai út đã lấy vợ và 2 vợ chồng có công việc ổn định cùng công ty. Mỗi sáng, con trai hoặc con dâu mua cho ông gói xôi, ổ bánh mì, hộp bánh ướt… để ông ăn sáng, rồi đi đến tối mịt mới về. Thành ra, có con trai và con dâu mà ông Hiếu vẫn phải ăn cơm hộp bữa trưa và tối mỗi ngày. “Chuyện ăn uống cũng cần thiết nhưng không quá quan trọng, tôi thấy điều quan trọng nhất ở tuổi này là sự quan tâm của người thân hay có người bầu bạn càng tốt”, ông Hiếu nói. Tuy nhiên, ông cũng hiểu trọng trách của tuổi trẻ đè nặng lên vai con trai ông, vừa đi làm, vừa lo cho gia đình nhỏ với biết bao lo toan, áp lực. Vậy nên ông cũng không đòi hỏi gì ở con trai mình, chỉ cần vợ chồng chúng có công việc, cuộc sống ổn định là ông mừng. Hướng dẫn cha mẹ sử dụng thiết bị điện tử để đọc tin tức hàng ngày. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG Ông Hiếu mong sao trời thương cho mình có đủ sức khỏe để tự lo cho bản thân đến khi nằm xuống mà không phải phiền hà gì đến con cháu, vậy là tốt rồi! Nói vậy, nhưng ông Hiếu không khỏi chạnh lòng khi nhìn những gia đình đầy đủ thành viên quây quần bên mâm cơm nóng, vừa ăn vừa chuyện trò rôm rả. Nỗi lòng con ở xa Chị Tiên (quận 3, TPHCM) lập gia đình rồi hai vợ chồng mua nhà ở hẳn thành phố. Đời sống kinh tế của gia đình chị tương đối ổn với cơ sở làm ăn tại nhà, nhưng ngặt nỗi do tính chất công việc, chị Tiên chẳng thể về thăm mẹ già thường xuyên được. Chị luôn mang nỗi dằn vặt trong lòng chẳng kề cận mẹ, bóp tay chân cho mẹ những lúc trái gió trở trời; chỉ đôi ba câu hỏi thăm và những lần chuyển khoản không khiến chị hết bận tâm về chữ hiếu. Đón mẹ lên ở thì dễ quá rồi, nhưng mẹ chị là người phụ nữ quanh năm gắn bó với vườn tược quê nhà, lên thành phố lạ nước lạ cái chẳng dám đi đâu. Vì vậy mà mẹ chị Tiên lên hôm trước, hôm sau đã nằng nặc đòi về vì than buồn. Còn chị lại đang muốn đợi ngày cuối tuần công việc rảnh rang hơn đưa mẹ đi đây đi đó, thưởng thức những món ăn ngon. Cũng may, chồng chị Tiên là người tâm lý, anh bày ra vườn cây trồng từ thùng xốp trên sân thượng, rồi anh nhờ mẹ vợ lên hướng dẫn cho cách trồng rau sạch, cách làm phân hữu cơ bón cho cây… Nhờ vậy, mẹ chị Tiên không còn thấy buồn, thừa thãi tay chân mà ở lại lâu hơn. Khi ấy, chị Tiên có dịp gần gũi với mẹ, thủ thỉ với mẹ đủ điều, cả nhà lại có những bữa cơm ấm cúng với rau sạch an toàn cho sức khỏe. Chị Minh Tuyền (sống tại Canada) lại không được may mắn đón mẹ đến nhà như chị Tiên. Mẹ chị Tuyền không thể ngồi máy bay chặng đường dài, nên muốn gần gũi với mẹ chỉ có cách trở về Việt Nam. Mỗi năm chị cố gắng sắp xếp trở về 1 lần. Mỗi khi nhẩm tính số tuổi của mẹ, chị lại nhói lòng không biết liệu mình còn được gặp mẹ bao nhiêu lần nữa. Một vị sư ở chùa mà chị hay đến, có khuyên chị rằng, bản thân chị hãy sống cho thật vui vẻ, hạnh phúc đã là một cách báo hiếu rồi. Bởi đó là điều mà bậc sinh thành mong mỏi đối với con cái mình, chứ không nhất thiết là phải ở gần con cái hay những món quà vật chất xa xỉ… Lời khuyên đó khiến chị thấy nhẹ nhàng hơn đôi chút. Trong lớp yoga mà tôi đang theo học, ai cũng biết về tấm gương hiếu thảo của chị Mai (quận Bình Thạnh). Chị Mai ngoài 60 tuổi, sống với mẹ già 85 tuổi. Chị kể, công việc mỗi ngày của chị là chăm sóc mẹ già. Từ nấu ăn, tắm rửa, pha sữa, trò chuyện đến cùng xem phim… ngày nào cũng vậy. Những khi mẹ đủ sức khỏe, chị thuê xe cho 2 mẹ con đi du lịch biển ít hôm. Chị nói, thời gian chị rời mẹ lâu nhất là 1 tiếng tập yoga mỗi ngày, còn lại luôn ở cạnh bên mẹ. Người già đi đứng lóng ngóng, sợ té ngã hoặc trở bệnh đột ngột nên luôn cần có người kề cận. Cũng may, chị Mai sống độc thân nên đến tuổi về hưu cũng chẳng còn gì vướng bận, chị mới có thể toàn tâm toàn ý dành thời gian phụng dưỡng mẹ già. Đó cũng là cái phúc của chị. Bởi rất nhiều người còn chẳng có may mắn được kề cận cha mẹ mình, đến khi cha mẹ qua đời lại dằn vặt bản thân với những điều nuối tiếc muộn màng. Mỗi nhà mỗi cảnh và tôi tin rằng, bất cứ người con trưởng thành nào cũng sẽ làm được việc đơn giản nhưng cần thiết đó là chăm lo bữa ăn cho cha mẹ của mình, quan tâm thăm hỏi, và hãy sắp xếp thời gian nhiều nhất về ăn cùng cha mẹ mình bữa cơm gia đình khi còn có cơ hội.