Nội dung liên quan Thị trấn Long Thành, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai, Tin Trong Nước
Báo SGGP Online,
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo không gian phát triển kinh tế mới
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
12:06:15 04/10/2024
theo đường link
https://www.sggp.org.vn/duong-sat-toc-do-cao-se-tao-khong-gian-phat-trien-kinh-te-moi-post762011.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Theo Bộ GTVT, với hình thái đất nước trải dài, việc đầu tư đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) là quyết định đúng, tạo tiền đề quan trọng đưa nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao như nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, dự án ĐSTĐC cần được tính toán thận trọng trong các bước tiếp theo để mang lại hiệu quả cao nhất. Tàu lửa hành trình Bắc Nam ngang qua địa phận phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TPHCM. Ảnh: HOÀNG HÙNG Tăng cường kết nối các vùng miền Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện đại là nền tảng của bất kỳ một nước nào có công nghiệp hiện đại, thu nhập cao, trong đó vận tải đường sắt là phương thức quan trọng trên các hành lang có khối lượng lớn. Hiện hành lang kinh tế Bắc - Nam đóng vai trò quan trọng nhất cả nước, kết nối 20 tỉnh thành phố, 2 đô thị đặc biệt, 17 đô thị loại 1, đóng góp 51% GDP cả nước. Một trong những mục tiêu quan trọng mà dự án ĐSTĐC mang lại là tăng cường kết nối các vùng miền, các cực tăng trưởng, tạo động lực lan tỏa mở ra không gian phát triển kinh tế mới. Với ưu thế vận tải khối lượng lớn, nhanh, thuận tiện, ĐSTĐC trên trục Bắc - Nam sẽ “rút ngắn” khoảng cách giữa các địa phương, vùng miền, góp phần giảm áp lực tập trung dân số, quá tải hạ tầng ở các đô thị lớn đang gây ra nhiều hệ lụy, đặc biệt là Hà Nội và TPHCM; tái cấu trúc, phân bố lại đô thị, dân cư, mở ra không gian phát triển kinh tế cho các địa phương trên hành lang. Đánh giá về dự án này, ĐBQH Phạm Văn Thịnh (Ủy ban Kinh tế của Quốc hội) cho rằng, năng lực vận tải của đường sắt rất tốt và mang lại hiệu quả cao, nên làm sớm ngày nào tốt ngày đó. Đồng quan điểm, ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch đô thị Việt Nam cho rằng, một đất nước có chiều dài hơn 2.000km thì phát triển ĐSTĐC là cần thiết, vừa đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, vừa cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần phát triển kinh tế xanh. Bộ GTVT đã khẳng định vốn không còn là trở ngại đầu tư dự án ĐSTĐC vấn đề là chúng ta cần tính toán kỹ để tối ưu hiệu quả đầu tư. Gắn với lợi ích các địa phương Theo đề xuất của đơn vị tư vấn, tuyến ĐSTĐC sẽ bố trí 23 ga hành khách theo nguyên tắc: phù hợp với hiện trạng, quy hoạch phát triển của địa phương; đặt tại khu vực trung tâm kinh tế, chính trị các địa phương, tiếp cận khu vực trung tâm đô thị, khu vực quy hoạch có tiềm năng tạo ra không gian phát triển mới, khai thác có hiệu quả nguồn lực quỹ đất; bảo đảm khả năng kết nối tốt với hệ thống giao thông công cộng; bảo đảm khai thác có hiệu quả hạ tầng, phương tiện. Hiện vị trí các ga này đều đã được Thủ tướng phê duyệt trong quy hoạch tỉnh. Về việc bố trí các ga trên tuyến, Sở GTVT TPHCM cho biết, hiện hướng tuyến ĐSTĐC qua TPHCM cơ bản phù hợp Quy hoạch chung xây dựng TPHCM đến năm 2025. Sở GTVT TPHCM thống nhất phương án bố trí tuyến đi song song về phía Nam của đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây (bên phải cao tốc theo hướng TPHCM đi Đồng Nai). Để xác định tuyến đi trên cao hay dưới mặt đất, Sở GTVT TPHCM đề nghị đơn vị tư vấn lập dự án nghiên cứu cập nhật đầy đủ nút giao lớn đã được quy hoạch để tránh giao cắt giữa đường bộ, đường sắt và không phải điều chỉnh sau này. Là địa phương sớm có phản hồi đóng góp ý kiến với dự án ĐSTĐC Bắc - Nam, ông Dương Mạnh Hưng, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện tỉnh đã thống nhất với hướng tuyến dự án đi qua địa bàn tỉnh, do đã đảm bảo phù hợp với các quy hoạch. Trong đó, ga hành khách Long Thành đặt tại khu vực trung tâm sân bay Long Thành thuộc xã Bình Sơn (huyện Long Thành). Trong quy hoạch mạng lưới đường sắt giai đoạn 2021-2030, đã được phê duyệt, hệ thống đường sắt kết nối với Sân bay quốc tế Long Thành có 3 tuyến là ĐSTĐC Bắc - Nam, đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - sân bay Long Thành và đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu. Trong đó, tuyến ĐSTĐC Bắc - Nam không chỉ giúp Đồng Nai kết nối nhanh chóng với các trung tâm kinh tế lớn như TPHCM và Hà Nội mà còn giúp cải thiện đáng kể hạ tầng giao thông, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và hành khách. Tuyến ĐSTĐC Bắc Nam đi qua 20 tỉnh thành với chiều dài 1.541km, có 21 ga hành khách, 2 ga hỗn hợp vừa hành khách vừa hàng hóa (Ngọc Hồi và Vũng Áng), 3 ga hàng hóa (Chu Lai, Vân Phong, Trảng Bom). Mỗi tỉnh có một nhà ga hành khách, riêng tỉnh Hà Tĩnh được bố trí 2 ga là Hà Tĩnh và Vũng Áng; tỉnh Bình Định có 2 ga Bồng Sơn và Diêu Trì; tỉnh Bình Thuận có 2 ga Phan Rí, Mương Mán. Các ga đảm bảo cự ly tối thiểu khoảng 30km, được bố trí gần các ga đường sắt hiện hữu, các nút giao tuyến cao tốc, các bến cảng, trung tâm đô thị. Dự án ĐSTĐC Bắc Nam được Bộ GTVT đề xuất có tổng mức đầu tư sơ bộ 67,34 tỷ USD, tuyến đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa; tốc độ thiết kế 350 km/giờ, tải trọng 22,5 tấn/trục. BÍCH QUYÊN - QUỐC HÙNG - HOÀNG BẮC