Nội dung liên quan Thị trấn Trường Sa, Huyện Trường Sa, Tỉnh Khánh Hòa, Tin Trong Nước
Báo Tài nguyên & Môi trường,
E-magazinne: Trường Sa xanh, sạch, mạnh - Bài 2: Những cột mốc hiên ngang trên biển
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
15:44:07 01/10/2024
theo đường link
https://baotainguyenmoitruong.vn/e-magazinne-truong-sa-xanh-sach-manh-bai-2-nhung-cot-moc-hien-ngang-tren-bien-380364.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Đại tá ĐỖ PHÚ THỌ (TN&MT) - Có lẽ rất ít người biết rằng, Trường Sa là huyện đầu tiên của Việt Nam sử dụng nguồn năng lượng sạch. Có lẽ rất ít người biết rằng, Trường Sa là huyện đầu tiên của Việt Nam sử dụng nguồn năng lượng sạch. Việc sản xuất và sử dụng điện sạch ở Trường Sa không chỉ là kỳ tích mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng Có lẽ rất ít người biết rằng, Trường Sa là huyện đầu tiên của Việt Nam sử dụng nguồn năng lượng sạch. Việc sản xuất và sử dụng điện sạch ở Trường Sa không chỉ là kỳ tích mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. Cầu cảng tại thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa (Khánh Hòa). Ảnh: An Hiếu Khí hậu ở quần đảo Trường Sa được chia thành hai mùa: Mùa khô và mùa mưa. Vào mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 5), gió nhẹ (thường chỉ từ cấp 3 đến cấp 6), nhưng thời gian nắng gắt lại kéo dài. Đây là điều kiện lý tưởng cho sản xuất điện từ năng lượng mặt trời. Vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 1 của năm sau) với lượng mưa rất lớn, khoảng hơn 2.500mm nhưng đi kèm với mưa là gió lớn, đảm bảo cho các máy phát điện sử dụng năng lượng gió hoạt động thường xuyên. Chính vì thế, điện mặt trời và điện gió được phát huy tại quần đảo tiền tiêu này. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, được sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân cả nước, nhất là ngành điện, trong những năm qua, các đảo chìm, đảo nổi của quần đảo Trường Sa đã được đầu tư xây dựng hệ thống điện gió, điện mặt trời. Điện mặt trời thường được lắp đặt trên mái nhà hoặc lắp gá vào các đèn chiếu sáng. Điện gió cũng được lắp trên nóc nhà hoặc những vị trí có nhiều gió trên đảo. Hệ thống năng lượng tái tạo này đã tạo ra nguồn năng lượng sạch, đảm bảo cơ bản nhu cầu điện dùng cho sinh hoạt, sản xuất và nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của các đảo. Năng lượng tái tạo ở Trường Sa còn hỗ trợ đắc lực cho bà con ngư dân đánh bắt hải sản tại ngư trường này. Điện gió và điện măt trời trên Đảo Trường Sa Các đồng chí lãnh đạo các xã đảo tại huyện Trường Sa cho chúng tôi biết: Vào những ngày nắng, điện mặt trời đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên các đảo từ 70% đến 100%. Điện gió nếu không hỏng hóc cũng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện từ 10% đến 30%. Chỉ vào ban đêm hoặc khi trời mưa mới phải dùng đến máy phát điện chạy bằng dầu diesel. Cùng với xử lý hiệu quả rác thải và trồng nhiều cây xanh, việc sử dụng năng lượng tái tạo đã tạo ra môi trường trên các đảo vô cùng sạch sẽ. Để việc cung cấp điện đồng bộ trên cùng hệ thống, các nguồn năng lượng tập trung về một đầu mối, tích lũy bởi hệ thống bình ắc quy mạnh, sau đó sẽ được điều tiết, phân phối ổn định cho từng khu vực, thời điểm. Đến thăm trạm Hải đăng trên đảo An Bang (do Bộ Giao thông vận tải quản lý), các thành viên trong đoàn công tác chúng tôi đều có cảm tình đặc biệt với đồng chí Trạm trưởng Đoàn Hoàng Bách. Bách có dáng người nhỏ nhắn, cương nghị, nói năng rất có duyên. Hỏi ra mới biết đồng chí là con của quê hương Hải Phòng. Bách tốt nghiệp trường Cao đẳng Hàng Hải 1 rồi xung phong đi Trường Sa. Đến nay đã 7 năm công tác ở Trường Sa, trong đó có hơn 3 năm gắn bó với đảo An Bang, thời gian còn lại ở các trạm hải đăng thuộc đảo Song Tử Tây và Đá Lát. Hải đăng An Bang Đoàn Hoàng Bách cho biết: Hải đăng An Bang nằm gần đường biển quốc tế, không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa của giao thông đường biển mà còn góp phần khẳng định chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Khó khăn lớn nhất của đảo An Bang so các đảo khác là ở đây dòng chảy sâu, nước xiết gần như quanh năm, là hòn đảo khó cập bến nhất của quần đảo Trường Sa. Chỉ cần gió cấp 3, 4 thì những chuyến tàu cập đảo cũng gặp rất nhiều khó khăn. Đảo thường xuyên phải hứng chịu những trận cuồng phong, sóng dữ nên cán bộ, chiến sĩ, nhân viên làm nhiệm vụ nơi đây rất kiên cường về ý chí, vững vàng về tư tưởng và có sức khỏe dẻo dai. Trạm Hải đăng An Bang chỉ có 1 trạm trưởng và 3 nhân viên thay phiên nhau để bảo đảm cho ngọn đèn biển tỏa sáng từ 17 giờ 30 phút hôm trước đến 5 giờ 30 phút ngày hôm sau với cơ chế ánh sáng trắng, chớp nhóm 2 chu kỳ 15 giây. Bất kể trong điều kiện nào, những người thợ ở đây luôn bảo đảm đèn hoạt động đúng quy định, đúng thông báo hàng hải quốc tế. Ngoài ra, người thợ phải thường xuyên kiểm tra, đo đạc, thu thập mọi số liệu liên quan đến độ sáng, đặc tính của đèn để báo cáo về đất liền với yêu cầu kịp thời, chính xác, khách quan. Tất cả những thông số của hải đăng đã được đăng ký với Hiệp hội Báo hiệu hàng hải quốc tế để ghi lên hải đồ quốc tế về kinh độ, vĩ độ, đặc điểm báo hiệu hàng hải và quốc gia thiết lập. Đây là những dấu hiệu để người đi biển xác định được vị trí, phương hướng, tốc độ, khoảng cách trước và sau con tàu. Người đi biển chỉ cần căn cứ vào đặc điểm của đèn biển đã được đăng ký và thông báo trên hải đồ quốc tế là có thể biết được đó là đèn và vùng biển của quốc gia nào. Ngoài các trạm hải đăng, huyện đảo Trường Sa còn có các trạm khí tượng hải văn (do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý). Đây chính là những cột mốc khẳng định chủ quyền quốc gia của chúng ta trên vùng biển thân yêu của Tổ quốc. Rất nhiều người trong đoàn công tác của chúng tôi lần đầu ra Trường Sa cảm thấy bất ngờ khi nghe tiếng chuông chùa ngân nga trên không gian đảo giữa biển khơi đầy nắng gió. Trong không gian tĩnh lặng của ngôi chùa, ai cũng nghĩ như mình đang ở đất liền, bên “Mái chùa che chở hồn dân tộc” mà trào dâng niềm thương mến, tự hào về biển đảo quê hương. Những ngôi chùa ở Trường Sa không còn đơn thuần là nơi để thể hiện tín ngưỡng tôn giáo, mà đã trở thành hiện thân cho những giá trị tâm linh mà người Việt hằng gìn giữ giữa ngàn khơi. Cũng như ở đất liền, các chùa ở Trường Sa đều ẩn mình dưới tán những cây xanh. Có cái khác là cây trong khuôn viên chùa ở đất liền phần lớn là cây đa, cây bồ đề, cây sanh, cây sung… còn ở Trường Sa là cây bàng vuông, cây phong ba. Thấu hiểu điều này, trước khi ra Trường Sa, Trung tướng Lê Quang Minh - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Trưởng đoàn công tác của chúng tôi đã nhờ người nhân giống cây bồ đề từ Ấn Độ, nơi đức Phật tu hành và đắc đạo. Đến các đảo có chùa, Trung tướng Lê Quang Minh đều trân trọng chuyển món quà đặc biệt của mình đến trồng trong khuôn viên của chùa, đó là cây bồ đề có nguồn gốc từ Ấn Độ. Đại đức Thích Quy Nghĩa - trụ trì chùa Trường Sa Đông phấn khởi nói: “Cây bồ đề là biểu tượng cho trí tuệ và sự giác ngộ của Đức Phật, nên nó còn được gọi là “cây giác ngộ”. Lá bồ đề có hình dạng giống trái tim mà trái tim thì thường ấm áp, mãnh liệt và dạt dào tình cảm nên cũng tượng trưng cho tình thương, sự từ bi của Đức Phật luôn dành cho con người. Từ lâu, tôi đã có ước muốn trong chùa có cây bồ đề linh thiêng. Nay được đón nhận cây bồ đề này, thật là hạnh phúc”. Nhớ lại mấy năm trước, tôi có may mắn được đi cùng Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra thăm quần đảo Trường Sa. Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cho biết, từ xa xưa, người Việt đã xác lập, thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa khi hai quần đảo này còn là vô chủ. Tại Việt Nam và trên thế giới hiện còn lưu giữ nhiều tư liệu, sách cổ, văn bản pháp lý của Nhà nước và bản đồ thể hiện rõ việc này… Ngư dân của chúng ta cũng đã thường xuyên vào tránh, trú bão trên các đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ở đó họ đã dựng lên các ngôi miếu thờ Thần, ngôi chùa thờ Phật để cầu mong mưa thuận gió hòa, sóng yên bể lặng. Đây thực sự là những cột mốc tâm linh nơi phên dậu biển đảo của Tổ quốc. Chúng tôi ghé thăm chùa Nam Huyên trên đảo Nam Yết. Theo giải thích của Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu mấy năm trước thì Nam Huyên có ý nghĩa là “mái che tâm hồn con người, che hồn dân tộc Việt Nam”. Chùa Nam Huyên có hệ thống tượng Phật bằng chất liệu đá ngọc. Trong khuôn viên chùa còn có bia chủ quyền được xây bằng vôi vữa cách đây nhiều thế kỷ, đã được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia.