Nội dung liên quan Thị trấn Hồ Xá, Huyện Vĩnh Linh, Tỉnh Quảng Trị, Tin Trong Nước
Báo Thiếu niên Tiền phong & Nhi đồng,
Gặp mặt các đại biểu thiếu nhi tham dự Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em"
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
11:03:39 26/09/2024
theo đường link
https://thieunien.vn/gap-mat-cac-dai-bieu-thieu-nhi-tham-du-phien-hop-gia-dinh-quoc-hoi-tre-em-tbd61727.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Thanh Thảo - Ngọc Nguyễn Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II - năm 2024, diễn ra từ ngày 27-29/9 tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 306 đại biểu là đội viên, thiếu nhi tiêu biểu đến từ 63 tỉnh, thành phố. Phóng viên báo Đội đã gặp gỡ và trò chuyện với một số đại biểu trẻ em để lắng nghe chia sẻ cũng như mong muốn của các bạn khi tham dự Phiên họp lần này. Nguyễn Quang Anh (học sinh lớp 10 Văn 3, trường THPT Chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) Rất vinh dự, tự hào vì được mang tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em đến với diễn đàn Quốc hội, bạn Quang Anh cho rằng hai chủ đề thảo luận của năm nay rất thực tiễn, đi đúng vào những vấn đề đang nổi cộm trong môi trường học đường. Để chuẩn bị cho Phiên họp, tớ đã dành thời gian để khảo sát tư liệu, lấy ý kiến của các cử tri trẻ em tại trường học, cũng như trong thành phố. Tớ nghĩ rằng Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề liên quan tới trẻ em và xã hội và cũng là một hoạt động hiệu quả nằm trong chương trình Hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 ” - Quang Anh chia sẻ. Trần Ngọc Khuê Tú (học sinh lớp 7A10, trường THCS Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) Để chuẩn bị kỹ lưỡng cho Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”, Khuê Tú tiết lộ bạn đã trau dồi kiến thức cũng như các kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng lấy ý kiến nhằm mang đến góc nhìn khách quan nhất, từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu. Dù mới chỉ học lớp 7 nhưng Khuê Tú đã kịp mang về cho mình rất nhiều thành tích như: Bằng khen thành tích xuất sắc trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi Thủ đô; Giấy khen có thành tích xuất sắc trong các hoạt động của Câu lạc bộ cán bộ Đội Hà Nội: Chứng nhận đạt danh hiệu Chiến sĩ nhỏ Điện Biên cấp Liên đội; Giấy khen đạt thành tích cao trong các kỳ thi cấp Quốc gia, Quốc tế năm học 2021-2022 v.v.. Bạn Thào Mí Phềnh (dân tộc Mông, học sinh lớp 9A3, trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Lũng Chinh, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) Sinh ra trong một gia đình có 5 anh chị em, Phềnh là người duy nhất may mắn còn được đi học. Cuộc sống khó khăn nên gia đình rất muốn Phềnh nghỉ học để phụ giúp việc nhà nhưng với bạn, việc đến trường, được học tập, vui chơi chính là niềm hạnh phúc. Mỗi ngày, Phềnh đi bộ vượt quãng đường dài 8km, leo lên những dốc núi gập ghềnh chỉ để được ngồi trong lớp học cùng bạn bè. Không chịu thua trước hoàn cảnh, Phềnh cố gắng học tập và liên tục nhiều năm liền là học sinh có thành tích xuất sắc. Thào Mí Phềnh còn giữ chức vụ Chi đội phó, Lớp phó học tập. Bạn là thành viên trong Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” và luôn tích cực tham gia các hoạt động trường lớp. Nói về chủ đề của Phiên họp “Quốc hội trẻ em” năm nay, Thào Mí Phềnh chia sẻ: “ Hiện nay, ở quê tớ vẫn còn nhiều bạn trốn đi làm thuê để kiếm tiền mua thuốc lá. Tớ biết rằng hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh, nặng hơn nữa có thể gây ung thư. Vấn đề bạo lực học đường tớ cũng đã chứng kiến vài lần. Vì vậy, chủ đề năm nay rất phù hợp để chúng tớ thảo luận ”. Là một trong 47 đại biểu dân tộc thiểu số tham dự Phiên họp “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, Thào Mí Phềnh mong muốn sẽ nắm được nhiều thông tin, tác hại của bạo lực học đường và các chất kích thích để về tuyên truyền cho các bạn ở bản. Phềnh cũng mong muốn các bác lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm hơn nữa đến học sinh vùng cao, để ai có ước mơ đi học như bạn cũng được đến trường. Nguyễn Thủy Tiên (học sinh lớp 9C, trường THCS Nguyễn Trãi, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) Là một trong số những gương mặt tiêu biểu tham dự Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”, bạn Thủy Tiên có vai trò là Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trẻ em trong Phiên họp. Cô học trò nhỏ nhắn nhưng sở hữu một loạt thành tích đáng nể như: Giữ cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng trẻ em tỉnh Quảng Trị năm học 2021-2022; đoạt giải Ba và Bằng khen thành tích xuất sắc tại “Liên hoan Chỉ huy Chi đội giỏi cấp tỉnh” năm học 2022-2023; giải Nhất “Liên hoan câu lạc bộ Quyền trẻ em tỉnh Quảng Trị” năm học 2023-2024… Thủy Tiên cho rằng mình rất may mắn và hạnh phúc khi vượt qua những vòng phỏng vấn đầy thử thách để có thể góp mặt trong Phiên họp “Quốc hội trẻ em” lần thứ II. Bàn luận về chủ đề năm nay, bạn nhận xét: “Hai chủ đề tại Phiên họp vô cùng cấp thiết với trẻ em Quảng Trị nói riêng và trẻ em toàn quốc nói chung, vì hai thực trạng này đều đang diễn ra khá phổ biến”. Phan Bảo Ngọc (học sinh lớp 6GN, trường THCS Newton Goldmark, TP. Hà Nội) Bảo Ngọc cảm thấy may mắn, vinh dự khi được tham dự Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần II. “ Tớ đã chuẩn bị một số ý tưởng cũng như các giải pháp cụ thể cho hai chủ đề năm nay, đồng thời trang bị các kiến thức nhất định về Quốc hội để tham gia tích cực vào phiên họp năm nay ”, cô bạn cho hay. Bảo Ngọc mong rằng năm sau sẽ tiếp tục được tham dự "Quốc hội trẻ em", bởi bạn cho rằng đây là một phiên họp quan trọng những đại biểu thiếu nhi được cất lên tiếng nói của mình về những vấn đề liên quan đến trẻ em. Từ đó, Bảo Ngọc cùng các bạn được lên suy nghĩ và mong muốn của mình, góp phần giúp các nhà lập pháp quan tâm đến nhu cầu, quyền lợi của trẻ em. Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online