Nội dung liên quan Phường Tuần Châu, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh, Tin Trong Nước
Báo Dân Việt | Đọc Tin Tức Online Nhanh Mới Nhất 24h,
Gây thiệt hại 81.503 tỷ đồng, bão số 3 để lại nhiều bài học về tổ chức, phối hợp liên ngành phòng chống thiên tai
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
11:07:48 28/09/2024
theo đường link
https://danviet.vn/gay-thiet-hai-81503-ty-dong-bao-so-3-de-lai-nhieu-bai-hoc-ve-to-chuc-phoi-hop-lien-nganh-phong-chong-thien-tai-20240928092815907.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
K.Nguyên Tại Hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3 của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cho rằng, bão số 3 đã để lại bài học lớn về tổ chức, chỉ đạo phối hợp liên ngành phòng, chống thiên tai liên quan đến thể chế, hạ tầng, nhân lực. Bình luận Bão số 3 là đợt thiên tai nghiêm trọng, khốc liệt nhất trong nhiều năm Đánh giá về tác động của cơn bão số 3 - Yagi, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, đây là một trong những đợt thiên tai nghiêm trọng và khốc liệt chưa từng có trong rất nhiều năm qua ở khu vực Bắc Bộ; xảy ra gần như đồng thời các loại hình thiên tai đặc biệt nguy hiểm như bão rất mạnh, lũ lớn, đặc biệt lớn; ngập lụt và lũ quét, sạt lở đất xảy ra trên diện rộng. Thiên tai đã tác động, ảnh hưởng nặng nề đến hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội, thiết chế hạ tầng ở tất cả các tuyến từ vùng biển đến đồng bằng, trung du và khu vực miền núi. Xác định đây là cơn bão có cường độ rất mạnh, sức tàn phá rất lớn, cả hệ thống chính trị từ trung ương tới cơ sở đã tích cực, chủ động vào cuộc chỉ đạo, quyết liệt triển khai công tác ứng phó với bão, lũ theo đúng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được phân công; người dân cũng đã chủ động, tự giác phòng, chống, ứng phó nên đã góp phần giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do bão lũ. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 11 công điện, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp đi kiểm tra và phân công tất cả các Phó Thủ tướng Chính phủ trực tiếp tới tất cả các địa phương bị ảnh hưởng của bão, mưa lũ để cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo triển khai công tác ứng phó với bão, lũ; kịp thời động viên, thăm hỏi người dân vùng ảnh hưởng của bão, mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét. Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại Hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì - Ảnh: VGP/Nhật Bắc. Tuy vậy, bão số 3 đã dây thiệt hại nặng nề, đặc biệt là thiệt hại do sạt lở đất, lũ quét. Cụ thể, đã có 344 người chết, mất tích; 1.976 người bị thương; 281.966 nhà bị hư hỏng, tốc mái; 112.034 nhà bị ngập. Về nông nghiệp, có tới 284.472 ha lúa; 61.114 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại; 39.188 ha cây ăn quả bị hư hại; 189.982 ha rừng bị thiệt hại; 35.029ha và 11.832 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi; 44.174 con gia súc, 5.604.587 con gia cầm bị chết. Đáng chú ý, đã xảy ra 796 sự cố đê điều trên địa bàn 15 tỉnh, thành phố. Ước tính, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu do bão số 3 gây ra là trên 81.503 tỷ đồng. Để khẩn trương khôi phục, ổn định và phát triển sản xuất nông lâm thủy sản, duy trì đà tăng trưởng, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành: 06 văn bản chỉ đạo khôi phục sản xuất các lĩnh vực (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi và phòng chống thiên tai); 09 loại tài liệu, tờ gấp hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc, phục hồi cây trồng, vật nuôi sau bão; chỉ đạo, hướng dẫn, khảo sát thực địa, hỗ trợ các địa phương ổn định dân cư, tái định cư cho nhân dân vùng bị thiệt hại sau bão. Đồng thời, Bộ đã tổ chức nhiều đoàn công tác đến thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại sau bão và chỉ đạo khôi phục sản xuất nông nghiệp, tái định cư cho nhân dân vùng bị thiệt hại. Đã có hơn 20.000 lượt cán bộ khuyến nông xuống địa bàn, đến từng hộ dân bị ảnh hưởng để trực tiếp hướng dẫn khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất theo tinh thần nước rút đến đâu, khôi phục sản xuất đến đó", Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết. Bão số 3 - bài học lớn về tổ chức, chỉ đạo phối hợp liên ngành phòng, chống thiên tai Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, sau bão số 3 cho thấy, các kịch bản, phương án với những tình huống thiên tai lớn, trên diện rộng, khu vực vùng sâu, vùng xa khi bị chia cắt,... còn hạn chế, chưa bài bản, chưa phù hợp thực tế. Việc cảnh báo tác động, nguy cơ thiệt hại do bão, mưa lũ còn chưa cụ thể, người dân chưa hình dung được những thiệt hại to lớn khi bão đổ bộ cũng như tác động sau khi bão đã đổ bộ, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tư tưởng chủ quan trong ứng phó. Khả năng chống chịu cơ sở hạ tầng nói chung, nhất là nhà dân, công trình phòng, chống thiên tai, cơ sở hạ tầng còn thấp trước sức tàn phá của bão, lũ; hệ thống giao thông thường xuyên xảy ra sạt lở, ngập sâu, chia cắt,.. Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng còn một số tồn tại, bất cập như: Quy định về thời gian mùa lũ không phù hợp, quy định về tích nước sớm, vì nhiều trận lũ lớn đã xảy ra vào thời kỳ lũ muộn như năm 2017, năm 2024 dẫn đến dung tích cắt lũ các hồ chứa không đáp ứng yêu cầu cắt giảm lũ cho hạ du. "Trận lũ lớn nhất kể từ năm 1971 trên toàn bộ lưu vực đồng bằng sông Hồng - Thái Bình là bài học cảnh tỉnh cho các địa phương trong việc khai thác, sử dụng bãi sông", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói. Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan thị sát tình hình bão số 3 tại Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Báo Đại Đoàn Kết. Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, bão số 3 đi qua đã gây ra những tổn thương nghiêm trọng về người và tài sản, những cũng để lại những bài học lớn về tổ chức, chỉ đạo phối hợp liên ngành phòng, chống thiên tai liên quan đến thể chế, hạ tầng, nhân lực,… Vì vậy, cần rà soát, điều chỉnh thể chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội để xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai. Về các giải pháp khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất sau bão lũ, Bộ NNPTNT đề xuất một số giải pháp sau. Về trước mắt, tập trung lực lượng tìm kiếm người mất tích tại sự cố cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và mất tích do lũ, lũ quét, sạt lở đất (Lào Cai, Cao Bằng,…); huy động lực lượng hỗ trợ người dân sửa chữa nhà ở, dọn dẹp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh. Rà soát các gia đình bị mất nhà để tái định cư cho người dân đến chỗ an toàn và hoàn thành chậm nhất trước ngày 31/12/2024. Về lâu dài, từ những bài học kinh nghiệm nêu trên, để công tác phòng, chống thiên tai chuyển biến mạnh mẽ, hiệu lực, hiệu quả trong thời gian tới, các Bộ ngành, địa phương cần nghiên cứu các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện đồng bộ hướng đến mục tiêu "Từ ứng phó đến hành động sớm, tăng cường khả năng chống chịu". Trong đó, cần rà soát, sửa đổi các bất cập trong Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng. Vận hành hiệu quả, an toàn công trình hồ chứa và vùng hạ du, nhất là các hồ chứa quan trọng đặc biệt: Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang theo quy định. Bảo vệ không gian thoát lũ trên các lưu vực sông, lòng sông theo quy định của Luật Đê điều và Nghị Quyết số 24-NQ/TW Ban Chấp hành trung ương Đảng ngày 03/6/2013. Xây dựng công trình phòng, chống lũ quét, sạt lở đất tại các khu vực trọng điểm, xung yếu; xây dựng, lắp đặt các trạm cảnh báo lũ quét tự động tại những vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét. Xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai chi tiết đến các không gian bị chia cắt, các vùng ngập trong đô thị. Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ 10.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2024 cho các địa phương, tập trung hỗ trợ dân sinh, sửa chữa, tu bổ, nâng cấp hệ thống đê điều, hồ chứa thuỷ lợi, nhất là các công trình xung yếu, bị thiệt hại trong đợt mưa lũ; tu sửa, khắc phục đường giao thông, cơ sở y tế, giáo dục, phục hồi sản xuất nông nghiệp, sắp xếp, di dời người dân vùng có nguy cơ cao thiên tai, nhất là sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi đến nơi an toàn. Đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định quy định về thanh lý rừng trồng; trên cơ sở đó tổ chức thanh lý diện tích rừng bị thiệt hại được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước (khoảng 52.000 - 87.000 ha).